Độc tố Botulinum là gì? Tìm kẻ gây ngộ độc thực phẩm tại Pate Minh Chay

Từ việc ngộ độc thực phẩm tại pate Minh Chay có chứa độc tố dễ gây tử vong, chuyên gia cảnh báo các cơ sở sản xuất thực phẩm phải chú trọng và cẩn thận hơn nữa trong quy trình sản xuất và bảo quản.

Và không ít bệnh nhân đã phải đối mặt với nguy hiểm vì ngộ độc thực phẩm bởi độc tố Botulinum có trong pate Minh Chay.

Việt Nam chưa có kinh nghiệm điều trị trước đó, thuốc giải độc hiếm và đắt đỏ, nỗi lo công tác điều trị sẽ gặp khó nếu gặp phải số lượng lớn bệnh nhân.

Vì thế, Nên chúng ta cần hiểu rõ cơ chế nhiễm độc, triệu chứng, các cách phòng chống và ứng phó kịp thời để tự bảo vệ bản thân và gia đình thân yêu của mình. Nàng Yến mời bạn đọc bài viết này nhé!

Vi khuẩn Clostridium botulinum là gì?

Clostridium botulinum (C. botulinum) là một vi khuẩn kị khí Gram dương, có hình que, bào tử có khả năng sản xuất các neurotoxin botulinum.

Clostridium botulinum được phát hiện lần đầu tiên trong một vụ ngộ độc thực phẩm vào năm 1897 tại Bỉ.

Vi khuẩn Clostridium botulinum
Vi khuẩn Clostridium botulinum

Tại sao Vi khuẩn clostridium botulinum lại nguy hiểm

Bào tử của vi khuẩn C. botulinum  khi gặp điều kiện sống bất lợi sẽ chuyển sang dạng ‘nghỉ’ và có thể sống ở dạng này trong thời gian lên tới 30 năm hoặc hơn nữa.

Bào tử của vi khuẩn C. botulinum  khi gặp điều kiện sống bất lợi sẽ chuyển sang dạng ‘nghỉ’ và có thể sống ở dạng này trong thời gian lên tới 30 năm
Bào tử của vi khuẩn C. botulinum  khi gặp điều kiện sống bất lợi sẽ chuyển sang dạng ‘nghỉ’ và có thể sống ở dạng này trong thời gian lên tới 30 năm

Và chúng sẽ lại có thể phát triển bình thường nếu như gặp điều kiện sống thuận lợi và có khả năng sinh sản nhiều loại chất độc nguy hiểm, và nguy hiểm nhất là độc tố tác động lên thần kinh (neurotoxin) gây nên bệnh cấp tính vô cùng nặng, làm phá hủy hệ thống thần kinh trung ương và gây ra tử vong.

Con vi khuẩn này và bào tử của nó thì không gây ra bệnh mà độc tố do nó tạo ra mới thật sự gây nguy hiểm.

Chất độc botulinum là chất độc thần kinh rất mạnh

Chất độc botulinum là chất độc thần kinh rất mạnh do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo thành, và là một trong những chất độc sinh học mạnh nhất được biết đến.

Chất độc này có khả năng xâm nhập vào các tế bào hệ thống thần kinh khiến cho các cơ bị tê liệt.

Botulinum xem là “vua của các chất độc”, độc tố mạnh hơn 10.000 lần so với chất độc asen, chất mà có thể giết người hàng loạt, hay kali xyanua là chất độc giết người chỉ với lượng nhỏ.

Chất Botulinum mà vi khuẩn tiết ra có thể gây tử vong một người chỉ với 1 liều 0,004 μg/kg.

Một kg botulinum có thể giết chết 1 tỷ người trên trái đất. Botulinum thường có 8 loại, phổ biến nhất là nhiễm độc thuộc tuýp A và B.

Chất Botulinum không chịu được nhiệt, chất độc sẽ bắt đầu biến tính và giảm độc lực nếu đun ở 100 độ C, có thể bị phá hủy nếu đun sôi đến 10 phút.

Vì thế, thực phẩm không gây độc nếu nấu sôi xấp xỉ 100 độ C.

Botulinum thường có 8 loại, phổ biến nhất là nhiễm độc thuộc tuýp A và B
Botulinum thường có 8 loại, phổ biến nhất là nhiễm độc thuộc tuýp A và B

Vi khuẩn clostridium botulinum thường xuất hiện ở đâu?

Vi khuẩn Clostridium botulinum có nhiều trong thiên nhiên, phân bố khắp nơi trong lòng đất, đặc biệt là những nơi như đất vườn cây, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghĩa địa.

Vi khuẩn này còn có thể có mặt trong các loại rau củ quả, trong ruột, nội tạng của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi khi có cả trong ruột con người, thậm chí là cả mật ong.

Trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản hay sản xuất, loại vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào thực phẩm, đặc biệt hơn hết là thực phẩm đóng hộp, xúc xích, sữa bột, phomat, lạp xưởng.

Trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản hay sản xuất, loại vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào thực phẩm, đặc biệt hơn hết là thực phẩm đóng hộp
Trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản hay sản xuất, loại vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào thực phẩm, đặc biệt hơn hết là thực phẩm đóng hộp

Phòng tránh nhiễm khuẩn clostridium botulinum

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nguyên nhân nhiễm khuẩn clostridium botulinum, mọi người nên:

  • Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu, từ nuôi trồng đến chế biến, vận chuyển và sử dụng sản phẩm.
  • Để thức ăn thừa sau bữa ăn nên cho vào tủ lạnh.
  • Nấu chín sôi thực phẩm trước khi ăn.
Nấu chín sôi thực phẩm trước khi ăn
Nấu chín sôi thực phẩm trước khi ăn

Nhận biết thực phẩm chứa chất độc Botulinum

Thực phẩm đóng hộp đã mở nắp dù bảo quản trong tủ lạnh vẫn rất dễ nhiễm khuẩn Clostridium botulinum. Làm sao để nhận biết thực phẩm nhiễm khuẩn và phòng tránh ngộ độc.

TS Lâm Quốc Hùng lưu ý, trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn C.botulinum có khả năng sống sót cao, nha bào của chúng (tồn tại trong đất, phân, bùn, rau quả, trên động vật, nhiều tháng).

Đặc biệt, vi khuẩn này có thể sống trong các thực phẩm đồ hộp thịt, sữa, cá hun khói… với điều kiện đã mở nắp, bảo quản nhiều tuần trong tủ lạnh.

Các loại đồ hộp, thức ăn được chế biến, sản xuất, bảo quản không đạt tiêu chuẩn vệ sinh trong điều kiện yếm khí… rất dễ bị nhiễm độc Botulinum.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), cho biết dấu hiệu nhận biết đồ hộp có thể bị nhiễm độc botulinum là các đồ hộp bị phồng.

Vì khi đó, vi khuẩn xâm nhập và sinh hơi bên trong. Do đó, nếu thấy thực phẩm đóng hộp (thịt hộp, pate hộp…) bị phồng, các bà nội trợ tuyệt đối nên tránh xa.

Nếu thấy thực phẩm đóng hộp (thịt hộp, pate hộp...) bị phồng, nên bỏ đi
Nếu thấy thực phẩm đóng hộp (thịt hộp, pate hộp…) bị phồng, nên bỏ đi

Khuyến cáo từ các chuyên gia

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng tránh ngộ độc Clostridium botulinum cần :

  • Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm, các khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, dùng các thực phẩm đóng trong hộp, thực phẩm được hun khói, thực phẩm có lên men yếm khí (thịt, cá ướp, ủ mắm…), thực phẩm được bảo quản trong môi trường yếm khí (như xông khói…), trong lò mổ, các cơ sở chế biến thức ăn, và nơi bán sữa và sản phẩm sữa.
  • Thay đổi thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
  • Đồ hộp đã mở nắp phải dùng hết, không bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.
  • Nhiều người lầm tưởng tủ lạnh có thể bảo quản mọi thứ nhưng đây là nơi vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển, gây nhiễm độc thức ăn.
Đồ hộp đã mở nắp phải dùng hết, không bảo quản quá lâu trong tủ lạnh
Đồ hộp đã mở nắp phải dùng hết, không bảo quản quá lâu trong tủ lạnh

 Biện pháp phòng, chống do ngộ độc C.Botulinum

  • Phòng bệnh chủ yếu từ việc chuẩn bị thức ăn đúng cách.
  • Vì vậy để khử độc tố cần đun sôi ở 100o C ít nhất 15 phút, để diệt nha bào cần đun ở 100oC ít nhất 1 giờ, hoặc hơi nước nóng ở áp lực cao hay sấy khô trên 160o C ít nhất 30 phút.
  • Không nên cho trẻ em dưới một năm tuổi dùng mật ong do nguy cơ nhiễm độc từ loại thực phẩm này, giứ vệ sinh sạch sẽ
  • Tuyên truyền, giáo dục thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm đặc biệt những thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm C. Botulinum.
  • Phòng chống ngộ độc thực phẩm do C. Botulinum: thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, tuyệt đối không ăn , uống thực phẩm nghi ngờ nhiễm C. Botulinum.
  • Cần giám sát, kiểm tra, thanh tra thường xuyên việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Phát hiện sớm và nhanh các sản phẩm nhiễm C. Botulinum để cảnh báo kịp thời cho cộng đồng, thu hồi và xử lý sản phẩm triệt để .
  • Giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, chùm ca bệnh do nghi ngờ nhiễm C. Botulinum, sẵn sàng vật tư , thiết bị, thuốc để tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời để hạn chế bệnh chuyển sang nặng hoặc tử vong.
  • Đảm bảo vệ sinh nguồn nước sạch cho cộng đồng, phòng tránh triệt để nguy cơ ô nhiễm tới nguồn nước.
  • Điều tra dịch tễ học, phát hiện nguồn gốc lây nhiễm để xử lý triệt để nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm.
Tuyên truyền, giáo dục thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm đặc biệt những thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm C. Botulinum.
Tuyên truyền, giáo dục thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm đặc biệt những thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm C. Botulinum.

Biểu hiện của triệu chứng ngộ độc botulinum

Các triệu chứng xảy ra lúc đầu của ngộ độc botulinum là : mệt mỏi, chán ăn, bị tiêu chảy, chóng mặt, đau bụng, nôn mửa, có biểu hiện viêm dạ dày và đau ruột.

Triệu chứng có thể sẽ biến mất trong vài giờ nếu lượng độc tố vào cơ thể ít.

Khi chất độc botulinum xâm nhập vào các hệ thống dây thần kinh sọ ngoại biên, bệnh nhân sẽ bị giảm thị lực như nhìn đôi, nhìn rất mờ, giãn đồng tử, sụp mí mắt, không phản xạ với ánh sáng hoặc liệt cơ mặt.

Sau đó, bệnh nhân sẽ bị rối loạn tiết nước bọt làm cho khô miệng, khó nuốt, rất khó nói, và rối loạn ngôn ngữ… thậm chí liệt toàn thân, tắc ruột cơ năng.

Cuối cùng là rất khó thở, bị rối loạn nhịp thở và có thể dẫn tới tử vong do suy hô hấp (tỷ lệ tử vong ở giai đoạn này cao từ 30 đến 60%).

Trẻ em bị nhiễm độc botulinum sẽ bị táo bón hoặc biếng ăn trong khoảng hai đến ba ngày, sau đó thì khó nuốt, bị yếu cơ và rất lười vận động gây khó thở.

Khi chất độc botulinum xâm nhập vào các hệ thống dây thần kinh sọ ngoại biên, bệnh nhân sẽ bị giảm thị lực như nhìn đôi, nhìn rất mờ, giãn đồng tử, sụp mí mắt, không phản xạ với ánh sáng hoặc liệt cơ mặt
Khi chất độc botulinum xâm nhập vào các hệ thống dây thần kinh sọ ngoại biên, bệnh nhân sẽ bị giảm thị lực như nhìn đôi, nhìn rất mờ, giãn đồng tử, sụp mí mắt, không phản xạ với ánh sáng hoặc liệt cơ mặt

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ ?

  • Vui lòng tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng ngộ độc như trên.
  • Nếu bệnh không được xem xét chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị tê liệt ở cánh tay, chân hoặc tê liệt toàn thân và cơ quan hô hấp.
  • Lúc này, bạn phải dùng máy thở để hỗ trợ hệ hô hấp.
Nếu bệnh không được xem xét chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị tê liệt ở cánh tay
Nếu bệnh không được xem xét chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị tê liệt ở cánh tay

Phương pháp điều trị

  • Đối với trường hợp ngộ độc thực phẩm cần phải làm sạch dạ dày bằng phương pháp gây nôn ói, rửa dạ dày, bù nước và điện giải.
  • Nếu bệnh ngộ độc ở vết thương có thể cần phẫu thuật loại bỏ phần mô bị nhiễm bệnh
  • Dùng thuốc kháng độc tố nếu được chẩn đoán ban đầu với bệnh ngộ độc do thực phẩm hoặc các vết thương.
  • Không đề nghị sử dụng trong trường hợp ngộ độc ở trẻ sơ sinh, sử dụng globulin miễn dịch được sử dụng trong trường hợp này.
  • Hỗ trợ thở nếu gặp khó thở.
  • Phục hồi chức năng để cải thiện giọng nói, nuốt, và các chức năng khác bị ảnh hưởng.
Hỗ trợ thở nếu gặp khó thở
Hỗ trợ thở nếu gặp khó thở

Qua đây  Nàng Yến cũng hy vọng rằng nếu chúng ta tuân thủ theo các cách mà chuyên gia khuyến cáo, và làm theo các đúng các hướng dẫn cần thiết trong việc ăn chín, uống sôi, sẽ giúp chúng ta hạn chế các rủi ro không đáng có cho gia đình yêu quý của mình.

Thân ái.

BÀ BẦU ĂN YẾN CHƯNG TÁO ĐỎ ĐƯỢC KHÔNG?

Bài viết: Bà bầu ăn yến chưng táo đỏ được không? Trong thời kỳ mang [...]

THĂM BỆNH NGƯỜI MỔ RUỘT THỪA NÊN MUA GÌ?

#Bài viết: Thăm bệnh người mổ ruột thừa nên mua gì? (viêm ruột thừa) Có [...]

NGƯỜI ỐM NÊN ĂN GÌ ĐỂ MAU HỒI PHỤC SỨC KHỎE?

Bài viết: Người ốm nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe? Khi cơ [...]

LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH KHI MỌI NGƯỜI ĐẾN THĂM BỆNH

Bài viết: Lời cảm ơn chân thành khi mọi người đến thăm bệnh Một lời [...]

THĂM BỆNH NHÂN UNG THƯ NÊN MUA GÌ?

# Bài viết: Thăm bệnh nhân ung thư nên mua gì? Việc chọn quà đi [...]

CÁC LOẠI NƯỚC YẾN THĂM BỆNH GIÚP NHANH PHỤC HỒI SỨC KHỎE 

Bài viết: Các loại nước yến thăm bệnh giúp nhanh phục hồi sức khỏe Yến [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổ yến
Yến chưng tươi
Quà tặng DN
Liên hệ