Bài viết: Đau bao tử nên ăn gì?
………..
Đau bao tử nên ăn gì? Đau bao tử không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi? Là những băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân.
Thực đơn và chế độ ăn uống dành cho người bị đau bao tử cần được kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết. Bởi vì chỉ cần tiếp tục thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ khiến dạ dày khó chịu hơn, bệnh không khỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nghiêm trọng hơn còn gây nên những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các thống kê cho thấy, có hơn 70% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh về bao tử/dạ dày. Một con số đáng báo động cho thấy sự chưa hợp lý trong chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt.
Khái quát về bệnh đau bao tử
Ngay khi bạn cảm thấy chướng hơi, ợ chua, đầy bụng, đi kèm chán ăn, mệt nhọc. Đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh đau bao tử. Đau dạ dày là bệnh về hệ tiêu hóa phổ biến nhất và cũng khó chịu nhất. Vậy thì bệnh này do đâu và có những biểu hiện cụ thể nào?
1. Nguyên nhân gây bệnh
Mặc dù có vô số những tác nhân và yếu tố nguy cơ gây đau bao tử, tuy nhiên dưới đây mới là những nguyên nhân chính trực tiếp gây bệnh đau dạ dày:
- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau bao tử liên quan đến vi khuẩn HP
- Ăn uống bất hợp lý (cả về thực phẩm, cách ăn uống, thời gian ăn, sắp xếp bữa ăn,…)

- Hút thuốc lá gây đau dạ dày
- Uống quá nhiều rượu bia, nhất là uống chất có cồn khi bụng rỗng là nguyên nhân trực tiếp gây đau bao tử. Thậm chí là đau cấp tính, xuất huyết dạ dày,…
- Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh ở dạ dày
2. Các triệu chứng đau bao tử thường gặp
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều triệu chứng cảnh báo về bệnh đau bao tử. Điển hình như:
- Chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu hóa, cảm giác đầy bụng trên ngay sau khi ăn no. Đó là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ.
- Tình trạng ăn không tiêu thường xuyên dẫn đến lên men thức ăn, gây ra ợ hơi, ợ chua hoặc ợ ra mật đắng. Đó là dấu hiệu nguy hiểm hơn của bệnh về dạ dày, hãy đi khám ngay.
- Nếu bạn liên tục bị thay đổi thói quen đi đại tiện, kèm theo ợ hơi, đau bụng, chứng bụng. Và điển hình nhất là giảm cân rõ rệt nhưng không rõ lý do, có thể trong đường ruột đã nhiễm ký sinh trùng Giardia. Hãy đi khám ngay.
- Nôn hoặc buồn nôn cũng là biểu hiện của chứng đau bao tử nhẹ. Tuy nhiên hãy sớm đi khám để điều trị dứt điểm. Nôn kéo dài có thể gây tổn thương thực quản và niêm mạc dạ dày dẫn đến bệnh đau dạ dày nặng.

- Thường xuyên đau tức vùng bụng trên (vùng thượng vị), cơn đau âm ỉ hoặc cũng có khi đau cấp tính. Đó là dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày mức độ nhẹ. Thường thì cơn đau dễ xuất hiện khi quá đói hoặc ăn quá no.
- Chảy máu ở đường tiêu hóa với những triệu chứng như nôn ra máu, đại tiện ra máu, đi cầu phân đen,… Là triệu chứng nặng nhất của bệnh đau dạ dày. Báo hiệu bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nặng hoặc ung thư dạ dày. Vì bị mất máu trong hệ tiêu hóa nên người bệnh cũng thường bị thiếu máu, chóng mặt, choáng váng…
Nguyên tắc ăn uống đúng cách cho người bệnh đau bao tử
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đau bao tử là từ việc ăn uống. Cho nên người bệnh nhất định phải điều chỉnh lại chế độ ăn, xây dựng thực đơn khoa học hơn. Dưới đây là những nguyên tắc ăn uống đúng cách dành cho người bệnh đau bao tử.
1. Chọn lựa những thực phẩm có lợi cho dạ dày và hệ tiêu hóa
Nhóm thực phẩm giúp chữa lành niêm mạc dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc trung hòa được axit dạ dày. Đó là những thứ nên lựa chọn trong thực đơn hàng ngày cho bệnh nhân đau bao tử. Bao gồm:
– Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vi kháng chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
– Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mì, yến mạch có hàm lượng chất xơ rất cao, ổn định hệ tiêu hóa. Chúng cũng hút bớt dư lượng axit trong dạ dày, giảm đau dạ dày.
– Đau bao tử nên ăn gì? Đó là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn Probiotic (chủ yếu trong sữa chua) cực kỳ tốt đối với dạ dày. Vì chúng có thể cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, ổn định dạ dày và hệ tiêu hóa.
– Thực phẩm giàu chất Pectin như dâu tây, lê, táo, ổi sẽ giúp cân bằng vi sinh, tăng lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.
– Thực phẩm giúp giảm tiết axit trong dạ dày: Cà rốt, bí ngô, hành lá, đậu, bắp cải, dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu oliu, dầu vừng), mật ong, bánh quy,…
– Người bệnh dạ dày cũng nên bổ sung nhiều vitamin A, B, C, E, D,… từ thực phẩm để giúp tăng cường sức khỏe và ngăn chặn viêm loét dạ dày.
2. Uống đủ nước
Mỗi ngày bạn nên uống đủ 1,5 – 2,5 lít nước tùy theo cân nặng của bạn bao nhiêu và bạn có hoạt động thể chất nhiều không. Bên cạnh đó bạn phải học uống nước đúng cách thì mới có lợi cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng.
Tốt nhất hãy uống 200 – 400ml nước lọc ngay sau khi ngủ dậy buổi sáng. Nên uống nước trước bữa sáng khoảng 1 giờ đồng hồ. Ăn sáng xong chỉ cần nhấm một tí nước cho đỡ khó chịu (không nên uống nhiều nước ngay sau khi ăn). Bởi vì nước sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, gây cản trở việc tiêu hóa thức ăn.
3. Ăn uống khoa học
Ăn uống lành mạnh – khoa học là nguyên tắc quan trọng để giúp kiểm soát chứng đau bao tử. Có khá nhiều điều người bệnh cần nhớ về bữa ăn hàng ngày. Bao gồm:
- Mỗi ngày ăn đủ 3 bữa chính, ăn ít thức ăn trong một bữa. Không để bụng quá no hoặc quá đói. Cũng có thể chia nhỏ bữa ăn từ 3 bữa thành 6 bữa trong ngày. Nhằm mục tiêu để dạ dày lúc nào cũng có thức ăn nhằm trung hòa được dịch vị axit.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, đúng định lượng mỗi ngày rất có lợi trong việc điều trị bệnh đau bao tử.
- Người bệnh đau bao tử nên ăn chậm, nhai kỹ, để nước bọt tiết điều giúp tiêu hóa phần nào thức ăn, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

- Đồ ăn nên được giữ ấm ở 40 – 50 độ C, quá lạnh hoặc quá nóng đều khiến dạ dày dễ co bóp mạnh, kích thích mạnh lên niêm mạc dạ dày, dễ gây nhiễm trùng.
- Nên tránh ăn cơm chan canh hoặc ăn đồ khô, ăn cơm quá khô, đều khiến bạn khó nhai kỹ, gây thêm áp lực cho dạ dày.
- Không nên nhịn ăn để giảm cân vì dễ khiến dạ dày bị viêm loét cho dư thừa dịch vị axit.
- Sau khi ăn no, tuyệt đối không nên lao động hay chạy nhảy quá mức.
4. Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa
Đồ ăn nên được chế biến chín kỹ, nấu mềm, hấp, luộc, ninh, om sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa. Giúp dạ dày hoạt động nhẹ nhàng hơn, tránh bị đau đớn do làm việc quá mức.
5. Tránh ăn những thực phẩm gây hại cho bao tử
Bên cạnh đau bao tử nên ăn gì như những gợi ý bên trên, người bệnh cũng cần biết hạn chế những đồ ăn/thực phẩm/đồ uống có hại cho dạ dày. Điển hình như:
- Đồ ăn chiên rán, xào, nướng… vì chúng cứng, khô, khó nuốt, gây áp lực lớn cho dạ dày. Hơn nữa chất béo chuyển hóa trong những đồ ăn này cũng không hề có lợi cho sức khỏe.
- Đồ ăn quá nhiều muối như mắm khô, các loại thịt khô, dưa muối, cà muối,… Bởi vì quá nhiều nitrat trong thực phẩm khiến dạ dày phải hoạt động rất mệt mỏi để tiêu hóa được chúng, tăng nguy cơ đau dạ dày.
- Đồ ăn quá lạnh, đồ sống, đồ ăn cay nóng đều gây kích ứng dạ dày, khiến dạ dày co bóp mạnh, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến bệnh đau bao tử, dễ nhiễm trùng dạ dày,… Trong đó nhóm thực phẩm đông lạnh và đồ tươi sống rất dễ nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ bệnh bao tử nguy hiểm như nhiễm HP, ký sinh trùng.

- Đừng nên hút thuốc lá vì khói thuốc và chất độc trong nó sẽ khiến mạch máu trong thành dạ dày co lại. Hạn chế lượng máu cung cấp cho dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày yếu đi, rất dễ tổn thương và bị bệnh khi có tác nhân tấn công.
- Không nên uống nhiều rượu, bia, chất kích thích (kể cả đồ uống có gas, có cồn, gia vị cay nóng) đều gây khó chịu cho dạ dày và gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Đau bao tử nên ăn gì để bệnh nhanh chóng thuyên giảm?
Và ngay bây giờ là phần bạn quan tâm nhất trong bài viết này: Đau bao tử nên ăn gì? Nàng Yến sẽ giúp bạn sàng lọc những thực phẩm tốt nhất vừa phòng chống vừa hỗ trợ điều trị bệnh đau bao tử.
1. Top thực phẩm tốt cho bệnh đau bao tử
Đau bao tử nên ăn gì? Có rất nhiều thực phẩm sẽ hỗ trợ dạ dày nhanh lành, đồng thời ngăn chặn nguy cơ đau dạ dày rất hiệu quả. Danh sách dưới đây đã được Nàng Yến chọn lọc từ nhiều ý kiến tư vấn của các chuyên gia.
Táo, cam, cần tây, hành tây, việt quất, anh đào (cherry)
Sở dĩ xếp chung các loại trái cây gồm táo, cần tây, việt quất, cam và hành tây vào nhóm này vì chúng đều cực kỳ giàu flavonoid. Đó là một chất chống oxy hóa cực mạnh được tìm thấy trong thực phẩm. Vì vậy, những loại rau và trái cây này có thể giúp chặn đứng bệnh viêm dạ dày và bệnh dạ dày cho vi khuẩn HP.
Trong số đó, bạn nên tích cực ăn táo hàng ngày. Loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất tuyệt vời của chúng. Đối với hệ tiêu hóa, táo có thể giúp giảm chứng tiêu chảy và giúp hôi trơn hệ tiêu hóa.
Cà chua cũng cực kỳ giàu chất chống oxy hóa flavonoid và vitamin C. Tuy nhiên, vì nó cũng chứa nhiều axit nên sẽ gây bất lợi cho dạ dày. Đó là lý do cần loại cà chua khỏi danh sách đau bao tử nên ăn gì.
Gừng, nghệ, tỏi
Gừng, nghệ, tỏi là những loại gia vị tuyệt vời mà bệnh nhân đau bao tử nên sử dụng mỗi ngày. Bởi vì chúng là những chất kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, làm trung hòa axit trong dạ dày và làm lành nhanh các vết loét.
Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt
Thêm chiều chất xơ và nước vào chế độ ăn của bạn sẽ rất có lợi đối với dạ dày. Chất xơ vừa giảm viêm dạ dày, trung hòa axit dịch vị dạ dày đồng thời cũng có lợi cho hệ tiêu hóa. Bạn nên cân nhắc các thực phẩm như đậu Hà Lan, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, lúa mì, yến mạch,…), các hạt đậu, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ,…
Rau có lá xanh đậm và rong biển
Một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày là do đường ruột thiếu hụt/không hấp thụ vitamin B12. Vậy nên chế độ ăn bổ sung đủ vitamin – khoáng chất là cực kỳ cần thiết để điều trị và ngăn chặn viêm dạ dày. Trong đó, các loại rau có lá xanh đậm và rong biển cực kỳ giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa là lựa chọn hàng đầu.
Cải xanh
Trong cải xanh chứa nhiều chất isothiocyanate sulforaphane có khả năng chặn đứng vi khuẩn H-pylori. Hơn nữa, chất xơ trong cải xanh cũng rất có lợi trong điều trị vết viêm loét dạ dày.
Thực phẩm giàu Probiotics
Sữa chua là lựa chọn hàng đầu để tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics. Chất này giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, cân bằng hệ vi sinh và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thực phẩm giàu protein lành mạnh và chất béo tốt
Các nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh có thể chữa lành những tổn thương trong đường ruột, làm giảm triệu chứng viêm nhiễm và rất hữu ích với bao tử. Thịt động vật cho ăn cỏ, cá đánh bắt tự nhiên, thịt gia cầm thả vườn là những lựa chọn lý tưởng nhất cho bệnh nhân đau bao tử.
Trà xanh, trà hoa cúc
Trà xanh và trà hoa cúc chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Đặc biệt trong trà xanh còn tạo thành tổng hợp các chất chống oxy hóa gọi là catechin trà. Chất này có thể ngăn chặn sự gia tăng của những loại vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày. Uống một ly trà ấm cũng giúp làm dịu cơn đau bao tử rất nhanh.
Đậu bắp
Đậu bắp là loại rau thần kỳ trong việc bảo vệ dạ dày. Quả đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, khoáng chất, carotene, và pectin. Đặc biệt chất nhầy trong đậu bắp là một dạng protein kết dính có khả năng làm lành nhanh viêm loét dạ dày. Loại protein này cũng được cho là có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương.
Đu đủ
Đu đủ chín không những giàu vitamin, các dưỡng chất, ăn mềm, dễ tiêu hóa. Nó còn chứa chất papain – một chất nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chống táo bón siêu hiệu quả. Người bị đau bao tử nên tích cực ăn đu đủ để bệnh thuyên giảm.
Rễ cam thảo, hoa hồi, lá nguyệt quế
Rễ cam thảo là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y và nó có thể chữa được các chứng bệnh liên quan đến dạ dày. Tất cả là nhờ chất glycyrrhizic trong rễ cam thảo có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, chống lại vi khuẩn, virus, giảm các khối u. Nếu bạn không bị dị ứng với rễ cam thảo, có thể uống 3g/ngày và dùng liên tục 4-6 tuần sẽ thấy bệnh dạ dày thuyên giảm đáng kể.
Lá nguyệt quế – loài cây phổ biến ở Địa Trung Hải cũng giúp thải độc, cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày. Lá nguyệt quế cũng giúp giảm nhanh chứng đau đầu, lo lắng, căng thẳng.
Cây thì là
Cây thì là là một trong những thực vật cực kỳ tốt đối với bảo tử của chúng ta. Nhiều người sau bữa ăn thường nhai ít hạt thì là, trong bữa ăn họ cũng nhấm nháp ít lá thì là. Bởi vì loại rau gia vị này giúp chống đầy hơi nhờ thành phần axit aspartic. Trong khi chất anethole trong cây thì là cũng điều tiết được việc tiết dịch vị của dạ dày, giúp dạ dày hoạt động ổn định hơn.
Lá bạc hà
Đau bao tử nên ăn gì? Phải kể đến lá bạc hà – loại rau gia vị quen thuộc làm nên những món ăn và đồ uống trứ danh. Đối với dạ dày, lá bạc hà được sử dụng nhằm giảm triệu chứng đau bụng, đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Đồng thời thêm lá bạc hà vào đồ ăn thức uống sẽ giảm đau đầu, buồn nôn, kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng. Nếu chẳng may bạn thường xuyên bị nôn ói do đau dạ dày, uống ít lá bạc hà cay sẽ giảm đau cổ họng, làm dịu dạ dày.
Nước dừa
Nước dừa được đánh giá cao về độ tinh khiết chỉ sau nước lọc. Hơn nữa nước dừa còn chứa nhiều chất điện giải (đó là lý do khi bị tiêu chảy kéo dài thì nên uống nước dừa để bù điện giải). Loại nước tươi ngon này cũng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn chặn vi khuẩn đường ruột, giảm các chứng đau dạ dày.
Chuối
Chuối chín vừa ăn ngon, mềm, tốt cho người bị đau dạ dày. Chuối cũng có nhiều chất điện giải và đặc biệt giàu kali giúp ổn định hệ tiêu hóa, giảm co thắt dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn. Nếu chọn lựa chuối xanh bạn còn giảm được chứng tiêu chảy.
Thực phẩm giúp hút bớt dịch vị dạ dày
Bánh mì nướng, cơm trắng, bánh quy, thực phẩm thô (cơm gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt), khoai tây, khoai lang,… Có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách hấp thu bớt lượng lớn axit trong dạ dày. Bảo vệ dạ dày khỏi bị viêm loét, co thắt khó chịu khi bụng rỗng hoặc quá no.
2. Những loại cháo bồi bổ tốt cho bệnh đau dạ dày
Người bị đau bao tử nên ăn gì tốt sẽ không thể thiếu những món cháo thơm ngon, đầy dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và còn hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh.
- Cháo hạt sen ăn ngon, dễ nuốt, kích thích cảm giác thèm ăn, an thần dễ ngủ. Và quan trọng nhất loại cháo này kháng viêm rất mạnh mẽ, giúp vết viêm loét dạ dày nhanh lành.
- Cháo bắp cải tôm thịt giúp phát triển hệ vi khuẩn có lợi bên trong dạ dày, hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Cháo long nhãn điều trị chứng tiêu chảy, suy nhược cơ thể rất hiệu quả. Tốt cho người bị đau bao tử đang ăn uống kém, sụt cân, mệt mỏi.
- Cháo đậu xanh bí đỏ mềm mại, ăn ngon, chống nhiễm trùng và làm lành vết thương ở dạ dày nhanh chóng.
- Cháo nấm hương giúp giảm bớt những triệu chứng khó chịu ở dạ dày.
- Cháo thịt dê chứa nhiều dưỡng chất bồi bổ sức khỏe, tăng cường năng lượng, chống chọi bệnh tật.

3. Các món bánh thơm ngon dành cho người bệnh đau bao tử
Bánh mì và bánh quy giòn là lựa chọn tuyệt vời cho người bị đau bao tử. Bởi hai loại bánh này có khả năng thấm hút bớt dịch vị axit trong dạ dày rất hiệu quả. Giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, đỡ co thắt, đỡ gây hỏng lớp niêm mạc.
- Bánh mì có nhiều tinh bột, chất xơ để bổ sung năng lượng cho một ngày. Bánh mì cũng hút bớt một phần dịch vị dạ dày, giảm viêm loét dạ dày hiệu quả.
- Bánh quy nướng rất thơm ngon, là món bánh thú vị dành cho bữa ăn phụ và nó cũng giúp giảm tổn thương đến vết loét trong niêm mạc dạ dày.
Gợi ý thực đơn dành cho một số bệnh đau bao tử dễ gặp
Khi bạn muốn tăng cân, khi bạn muốn đỡ xuất huyết dạ dày, khi bạn muốn hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày… thì nên ăn gì mới tốt? Dưới đây là những thực đơn hữu ích cho một vài trường hợp đau bao tử phổ biến.
1. Thực đơn giúp người đau bao tử tăng cân
Bệnh nhân đau bao tử thường ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ăn kém ngon miệng. Do đó họ thường bị sụt cân trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, đau bao tử nên ăn gì hãy nhanh chóng bổ sung những đồ ăn đầy dinh dưỡng giúp họ tăng cân, tăng cường sức lực.
- Các loại củ giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, khoai từ
- Các món cháo, súp, canh vừa giàu dinh dưỡng, dễ nuốt, ngon miệng và dễ tiêu hóa
- Bệnh nhân cũng nên ăn nhiều chất đạm từ trứng, sữa, thịt, cá và chế biến khoa học theo hướng dẫn bên trên
- Nên ăn nghệ kết hợp mật ong để bệnh dạ dày thuyên giảm, hỗ trợ tăng cân tốt hơn.

2. Thực đơn tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Người thường xuyên mắc chứng trào ngược dạ dày nên chú ý bổ sung một số thực phẩm tốt dưới đây, giúp bệnh nhanh thuyên giảm:
- Táo tàu khô vừa giảm chứng mất ngủ, bổ máu và giúp giảm trào ngược dạ dày
- Lòng trắng trứng giúp dạ dày dễ chịu hơn. Khi bị trào ngược dạ dày, nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng
- Dưa hấu, dưa gang có tính kiềm có thể trung hòa axit trong dạ dày, giảm chứng ợ chua hoặc trào ngược dạ dày
- Thường xuyên ăn rau củ quả sẽ giúp bổ sung lượng vitamin khoáng chất dồi dào, hạn chế những triệu chứng khó chịu ở dạ dày lại tốt cho sức khỏe.
3. Thực đơn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày
Người bị xuất huyết dạ dày nhất định phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh diễn biến nguy hiểm. Đồng thời họ cũng cần biết rõ đau bao tử nên ăn gì với những thực phẩm hữu ích như:
- Cá diếc om nghệ vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày rất hiệu quả. Bị viêm loét hay xuất huyết dạ dày ăn món cá diếc có thể nhanh chóng thuyên giảm.
- Cháo gạo nếp nấu nho khô vừa ngọt ngọt, kích thích cảm giác ăn uống vừa tác dụng tốt đến tỳ vị, chữa lành niêm mạc dạ dày.
- Cháo hạt kê giúp bổ máu, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau bao tử: Chướng bụng, ợ hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu
- Trứng gà hấp ngó sen có tác dụng cầm máu, làm tan máu bầm, rất tốt đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày

Một số câu hỏi thường gặp về chế độ ăn uống cho người đau bao tử
1. Đau bao tử uống mật ong được không?
Đau bao tử uống mật ong được không? CÓ. Trước nay ông bà ta vẫn thường trộn tinh bột nghệ/bột nghệ và mật ong như một bài thuốc chữa viêm loét dạ dày. Bài thuốc này thực sự có hiệu quả nhưng cần sử dụng phù hợp nếu không sẽ phản tác dụng.
Mật ong rất giàu chất chống oxy hóa, chất hydrogen peroxide giúp vết thương ở các vùng niêm mạc nhanh lành lại. Mật ong cũng giàu vitamin A, E, B1, B6, kali, magie và nhiều khoáng chất khác hỗ trợ tiêu hóa, kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
Mật ong cũng là chất kháng khuẩn, kháng viêm tuyệt vời. Mật ong có tác dụng giảm lượng axit trong dạ dày, hạn chế tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày hiệu quả. Hơn nữa mật ong cũng giúp giảm cơn co thắt dạ dày, giảm đau bụng và buồn nôn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với các nguyên liệu chữa đau dạ dày khác như: Tinh bột nghệ, trứng gà, tỏi, chuối xanh, quế, gừng, chanh… để bệnh nhanh hồi phục.
2. Đau bao tử ăn khoai lang được không?
Khoai lang chứa rất nhiều nước, carbohydrat phức hợp (tiêu hóa chậm) nên rất tốt cho huyết áp và tim mạch. Khoai lang cũng chứa lượng vitamin C, beta – carotene (tiền Vitamin A) – Những chất chống oxy hóa, giúp giảm phản ứng viêm, giảm đau dạ dày, chống chọi lại với các gốc tự do.
Tinh bột trong khoai lang cực kỳ dễ tiêu hóa, nó cũng giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa tinh bột khoai lang có thể tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khoai lang cũng có tính kiềm, giúp trung hòa axit dịch vị, niêm mạc đỡ bị tổn thương bởi chính dịch vị dư thừa bên trong dạ dày.
- Nên ăn khoai lang chín mềm
- Không ăn khoai lang trước bữa ăn, hãy ăn sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ.
- Không ăn khoai lang buổi tối sẽ khó tiêu hóa.
- Ăn khoảng 100 – 300g khoai lang/ngày là đủ, tuần chỉ nên ăn 3-4 lần là được.
3. Đau bao tử uống nước dừa được không?
Như những phân tích bên trên có thể thấy người bị đau bao tử cực kỳ nên uống nước dừa. Vừa bổ sung chất điện giải, bù nước, vitamin và khoáng chất. Vừa chống viêm nhiễm dạ dày, làm dịu dạ dày, trung hòa axit dạ dày hiệu quả.
4. Đau bao tử uống Panadol được không?
Panadol là tên biệt dược của loại thuốc giảm đau có thành phần chính là Paracetamol. Loại thuốc này được chỉ định giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Và chỉ nên dùng để giảm cơn đau dạ dày ở mức độ nhẹ.
Người bệnh lưu ý chỉ dùng thuốc Panadol khi không bị mẫn cảm với các thành phần paracetamol, caffeine và các tá dược khác. Nếu lạm dụng loại thuốc này cũng gây ngộ độc gan, phá hủy gan rất nghiêm trọng. Liều khuyến cáo chỉ là 2-3g paracetamol/ngày.
Như vậy, đau bao tử uống Panadol được không? ĐƯỢC. Nếu bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Người bệnh cũng không nên lạm dụng, chỉ nên dùng giảm bớt cơn đau. Sau đó cần đi khám để bác sĩ chỉ định những loại thuốc dạ dày chuyên biệt.
5. Đau bao tử ăn ổi được không?
Quả ổi chứa nhiều chất xơ, các vitamin C, E, A, magie, ít chất béo. Vì vậy, thường xuyên ăn ổi sẽ có lợi cho đường ruột – hệ tiêu hóa – dạ dày, tốt cho huyết áp và hệ miễn dịch. Đặc biệt, quả ổi có tính kiềm có thể trung hòa phần nào axit trong dạ dày, giúp giảm viêm loét dạ dày. Ổi còn giàu chất xơ, quét sạch hệ tiêu hóa, giảm táo bón và sự khó chịu ở dạ dày.
- Chỉ được ăn ổi chín và ăn luôn vỏ ổi sẽ tốt hơn.
- Bỏ hạt ổi vì nó khó tiêu, gây thêm áp lực cho dạ dày.
- Không nên ăn ổi vào lúc bụng đói, đẩy nhanh tốc độ rỗng ruột – chúng ta thường gọi là xót ruột.
- Tốt nhất nên uống nước ép ổi bổ sung dinh dưỡng toàn diện, nhanh hấp thu và tốt cho dạ dày.
6. Đau bao tử không nên ăn gì?
Bên cạnh đau bao tử nên ăn gì để bệnh nhanh thuyên giảm thì bạn cũng phải nắm rõ đau bao tử không nên ăn gì? Tránh tiêu thụ những thực phẩm dưới đây sẽ giúp dạ dày của bạn dễ chịu, đỡ bị kích ứng, nhanh lành bệnh hơn:
- Đồ ăn cay nóng là “đại kỵ” với người bị đau bao tử vì chúng kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết axit trong dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương hơn.
- Khi đang bị đau dạ dày thì nên dừng ăn hạt đậu vì chúng dễ gây đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi.
- Người đau bao tử nên hạn chế ăn chất béo vì chúng kích thích đường ruột, gây khó tiêu và dễ táo bón.
- Đồ ăn quá chua như cam, quýt, chanh, quất, cà chua, dưa muối,… khiến axit dịch vị dạ dày tăng cao, khiến bệnh đau bao tử nghiêm trọng hơn.
-
Bài viết: Đau bao tử nên ăn gì?
7. Người bị đau bao tử có nên ăn yến sào hay không?
Đau bao tử nên ăn gì? Người bị đau bao tử có nên ăn yến sào hay không? Câu trả lời: HOÀN TOÀN NÊN ĂN.
Trước tiên, yến sào cực kỳ giàu dưỡng chất, protein, vitamin, khoáng chất và các loại axit amin. Vì vậy, từ lâu yến sào được coi là thực phẩm quý giá dành cho sức khỏe. Thường xuyên ăn yến sào sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như:
- Bồi bổ sức khỏe
- Tăng cường sức đề kháng
- Làm đẹp da
- Tốt cho xương, giúp xương khớp và răng chắc khỏe
- Tốt cho hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, giải tỏa căng thẳng
- Tác dụng tốt đối với hệ hô hấp, hệtăng cường tuần hoàn máu, bổ máu, bổ phổi, kháng viêm, giải độc…

- Yến sào có chứa crom – một nguyên tố quý hiếm có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn, giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Yến sào có nhiều axit amin có thể điều trị được những chứng bệnh dạ dày. Chất Threonine (4,74%) giúp giảm rối loạn tiêu hóa, ăn uống khó tiêu và giảm viêm loét dạ dày. Chất Leucine (4,56%) làm lành nhanh những tổn thương trên niêm mạc dạ dày cũng như ống tiêu hóa.
- Chất Threonine trong yến sào cũng được xem như một chất có khả năng bôi trơn ống tiêu hóa, giảm cơn đau do viêm loét dạ dày gây nên.
Với những lợi ích tuyệt vời trên đây có thể thấy người bị đau bao tử hoàn toàn nên ăn yến sào. Không những được hấp thu trọn vẹn những dưỡng chất quý, tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày nhanh bớt hơn.
Hi vọng một số chia sẻ trong bài viết bên trên sẽ giúp bạn biết được đau bao tử nên ăn gì? Đau bao tử không nên ăn gì? Có nên ăn yến sào khi bị đau dạ dày hay không. Nàng Yến chúc bạn sớm thoát khỏi căn bệnh khó chịu này và luôn vui tươi yêu đời!
Nàng Yến với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành yến sào, mang đến cho quý khách những sản phẩm yến sào thượng hạng. Tổ yến thô, tổ yến tinh chế, yến chưng tươi đều là những món quà tuyệt vời cho sức khỏe. Và đặc biệt ăn yến sào sẽ có những tác dụng tuyệt vời dành cho người bị đau bao tử. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ngay những combo yến sào Nàng Yến bên dưới để chăm lo sức khỏe bản thân và người nhà bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: