Bài viết: Đau họng không nên ăn gì?
Đau họng không nên ăn gì? Đau họng nên ăn gì? Đau họng nên uống gì? Để bệnh nhanh chóng thuyên giảm?
Khi bị đau họng, việc ăn uống trở nên khó khăn vì vùng cổ họng đang rất nhạy cảm. Làm sao để có thể ăn uống ngon miệng lại giúp giảm kích ứng vùng họng? Đó cũng là băn khoăn của rất nhiều người.
Đâu là những thực phẩm tốt khi bị đau họng? Có phải lúc nào cũng bắt buộc ăn đồ nóng, đồ ấm 100% hay không? Hãy cùng Nàng Yến khám phá top thực phẩm tốt nhất dành cho người bị đau họng qua bài viết dưới đây!
Khái quát về triệu chứng đau cổ họng
Đau họng gây cảm giác ngứa, rát, khó nuốt, bỏng cổ họng, đôi khi gây khàn tiếng khó chịu. Cơn đau trở nên nặng nề hơn khi nuốt hoặc nói chuyện. Thường thì đau họng do nhiễm virus như cảm cúm sẽ nhanh khỏi sau vài ngày. Nếu đau họng do dính vi khuẩn nhóm Streptococcus thì phải điều trị bằng kháng sinh và lâu khỏi, kèm theo những triệu chứng rất khó chịu.

Cũng đôi khi bị đau rát cổ họng xuất phát từ ăn quá nhiều đồ lạnh, đồ ăn bị nhiễm khuẩn, dị ứng thời tiết, phơi nhiễm hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường sống,…Khi bị đau rát cổ họng có nhiều triệu chứng khác nhau. Việc am hiểu về chứng bệnh này sẽ giúp bạn có hướng điều trị đúng đắn giúp bệnh nhanh thuyên giảm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau họng
Cảm giác đau khi nuốt, ăn uống kém hẳn đi, mất dần cảm giác ngon miệng – thèm ăn, đôi khi nói cũng khiến cổ họng của người bệnh mệt mỏi. Và có rất nhiều những dấu hiệu khác chứng tỏ bạn đã bị viêm họng.
- Có cảm giác đau hoặc ngứa hoặc kết hợp cả hai ở vùng cổ họng
- Đau nhiều hơn khi nuốt và nói chuyện
- Xuất hiện những tổn thương ở vùng cổ họng: Cảm giác thô trong cổ họng, sưng tấy, trầy xước, sưng đỏ lưỡi gà, mảng trắng ở vùng hầu họng
- Giọng nói trở nên khan khàn, nặng có thể gây tắc tiếng

Có nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ khiến ai đó bị đau cổ họng nhưng chủ yếu nhất vẫn do vi khuẩn và virus. Tùy vào tác nhân chính gây bệnh là gì mà người bệnh có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như: Đau đầu, sốt cao, chảy nước mũi, liên tục hắc xì, đau mỏi toàn thân, buồn nôn, nôn mửa,…
Những ai dễ đau cổ họng?
Các yếu tố tác động bên ngoài, vi khuẩn, vi rút và sự suy giảm hệ miễn dịch khiến bất kỳ ai cũng có thể bị đau cổ họng. Tuy nhiên có một số trường hợp dễ dàng mắc bệnh đau họng hơn người bình thường. Bao gồm:
– Trẻ em 3 – 15 tuổi rất dễ bị viêm họng do mắc vi khuẩn streptococcus
– Những người có cơ địa dễ bị dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa, thời tiết thay đổi, lông động vật… cũng dễ bị đau họng
– Người thường xuyên hút thuốc lá sẽ gia tăng nguy cơ bị đau cổ họng, viêm họng, ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản và dễ mắc ung thư vòm họng. Trong khi đó người hít khói thuốc lá thụ động cũng dễ bị kích ứng vùng cổ họng gây đau họng.

– Khói bốc lên từ việc đốt rác thải nhựa hoặc các hóa chất độc hại khác cũng dễ gây đau cổ họng
– Người mắc bệnh viêm xoang mạn tính dễ bị viêm họng hơn so với người bình thường.
– Người làm việc hoặc thường xuyên tiếp xúc nơi đông người như trường học, sân bay, bệnh viện,… dễ bị lây virus gây viêm họng, đau rát họng
– Những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh đái tháo đường, HIV, dùng thuốc steroids hoặc quá căng thẳng, suy nhược… cũng dễ nhiễm các vi khuẩn, virus gây đau họng.
Các phương pháp điều trị khi bị đau họng
Đau rát cổ họng có thể được điều trị dứt điểm bằng những biện pháp y học hiện đại hoặc y học cổ truyền. Dưới đây là một số cách điều trị khi bị đau họng bạn có thể tham khảo thêm
Súc miệng bằng nước muối pha loãng
Khi bị đau rát họng nhẹ bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách súc miệng với nước muối pha loãng. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại tiệm thuốc Tây hoặc tự pha chế theo công thức: 150g muối sạch : 250ml nước ấm, hòa tan muối hoàn toàn rồi dùng súc miệng. Lặp lại nhiều lần trong ngày để cổ họng được sạch sẽ, tiêu diệt hết vi khuẩn khu trú.

Xịt họng thảo dược
Cổ họng của bạn sẽ dễ chịu hơn phần nào, đỡ đau rát, đỡ ngứa khi dùng xịt họng thảo dược. Một số loại như rễ cây cam thảo, cây hoa kim ngân có thể giảm bớt triệu chứng bệnh đau họng. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ thành phần và tránh dùng xịt họng thảo dược nếu bạn bị dị ứng với thành phần nào đó.
Điều trị đau rát họng bằng thuốc Tây
Hiện nay có nhiều loại thuốc Tây không cần kê đơn giúp giảm bớt những triệu chưng đau họng. Bạn chỉ cần đến tiệm thuốc Tây và nói ra các triệu chứng để dược sĩ bán thuốc cho bạn.
- Kẹo ngậm giúp giảm đau rát, thông mũi mát họng rất dễ chịu
- Dùng thuốc giảm đau như Paracetamol, Acetaminophen giúp giảm bớt đau rát ở cổ họng

Ngoài ra, nếu tình trạng đau rát cổ họng kéo dài trên 1 tuần, chỉ có nặng nề hơn thì hãy đi khám bác sĩ. Lúc đó bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc như:
- Dùng một số loại kháng sinh nếu bị đau họng do vi khuẩn: Penicilin, amoxicillin, cefixim, erythromycin,…
- Thuốc chống viêm giúp giảm sưng đau, phù nề, tổn thương vùng niêm mạc họng
- Người trên 18 tuổi có thể được bác sĩ chỉ định các nhóm thuốc chống viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen,…
- Nhóm thuốc chống viêm Corticosteroid như Prednisolon, Methylprednisolon,…
- Thuốc kháng viêm chống phù nề nhóm Enzym
- Thuốc chống dị ứng
- Thuốc giảm ho long đờm
- Thuốc hạ sốt
- Thuốc chống trào ngược dạ dày, thực quản
Điều trị đốt họng hạt
Với những người bị mắc viêm họng hạt quá nặng, dẫn đến viêm nhiễm trên diện rộng, hạt viêm lớn thì bác sĩ sẽ chỉ định đốt viêm họng hạt. Bác sĩ dùng tia laser hoặc nhiệt điện để đốt các hạt viêm bên trong họng. Biện pháp này điều trị viêm họng nhanh gọn, có thể điều trị dứt điểm nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị ở những bệnh viện uy tín.
Điều trị bệnh đau họng theo Đông y
Trong Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc quý giúp điều trị chứng đau rát họng hiệu quả. Theo tư vấn chuyên khoa của Thầy thuốc nhân dân – Bác sĩ Đông y – Trần Văn Bản – Nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Đông Y Việt Nam. Có một số bài thuốc cổ truyền giúp giảm bớt chứng đau họng, viêm họng, ngứa rát cổ, có đờm.
– Bài thuốc ngoại cảm phong hàn điều trị chứng ngứa rát cổ họng, nuốt bị đau, khàn tiếng, sốt, đau mỏi, chán ăn. Với các vị thuốc như kinh giới, phòng phong, độc hoạt, sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, cát cánh, chỉ xát, phục linh, khương hoạt, cam thảo.

– Bài thuốc điều trị viêm họng hạt với các vị thuốc như kinh giới, bạc hà, liên kiều, cam thảo, kim ngân, cát cánh, sinh địa, cương tàm, huyền sâm, ngưu bang.
– Bài thuốc chữa thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà (cơ thể suy yếu bị viêm họng do nhiễm vi khuẩn, khí lạnh,…) gồm: Tri mẫu, ngưu tất, mạch đông môn, sinh địa, sinh thạch cao.
Ngoài ra, người bệnh có thể tự điều chế các loại thảo dược để điều trị chứng viêm họng tại nhà. Ví như: Gừng tươi, tía tô, mật ong, trà hoa cúc, bạc hà, quất (tắc) chưng đường phèn, rễ cam thảo, chanh, tỏi, lê hấp táo tàu,…
*Lưu ý: Chữa bệnh đau họng bằng thảo dược hoặc Đông y cũng cần am hiểu về từng loại thảo dược nhất định. Liều lượng dùng bao nhiêu, cách dùng thể nào chuẩn xác. Vì vậy, tốt nhất bạn cũng nên đi khám bác sĩ đông y để có tư vấn chính xác giúp bệnh nhanh thuyên giảm.
Các biện pháp phòng tránh đau họng
Khi bị đau họng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều, thậm chí còn nặng nề hơn cảm cúm. Vậy nên bạn có thể hạn chế số lần bị đau cổ họng trong một năm bằng cách thiết lập một lối sống khoa học hơn. Đầu tiên chính là tránh xa những tác nhân gây bệnh, tránh càng xa càng tốt.

Một số biện pháp phòng tránh đau họng dưới đây được bác sĩ khuến cáo:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, rửa kỹ các ngón tay trong vòng 20s. Nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi tiếp xúc bụi bẩn/hóa chất/dùng tay che miệng khi ho, hắc xì,…
- Đồ dùng cá nhân trong ăn uống, vệ sinh cá nhân nên dùng riêng
- Khi bạn muốn ho hoặc hắc hơi thì có thể che miệng bằng khăn giấy hoặc dùng khuỷu tay là tốt hơn dùng lòng bàn tay
- Tránh tiếp xúc quá gần gũi với người bệnh, nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bất kỳ ai
- Tránh tối đa đụng chạm vào những vật dụng ở nơi công cộng
- Vệ sinh các thiết bị điện thoại, máy tính thường xuyên với dung dịch chuyên dùng
- Luôn có một chai xịt khuẩn chứa cồn bên mình để rửa tay sạch sẽ trong trường hợp không có nước và xà phòng
- Thực hiện tốt quy định 5K của Bộ y tế về phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng là một cách tốt để phòng những bệnh viêm họng, đau cổ họng do vi khuẩn, virus gây ra.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh bị suy nhược, thiếu chất.
- Làm việc và nghỉ ngơi cân bằng, hạn chế thức khuya để có một sức khỏe tốt, đối chọi được với những tác nhân gây bệnh đau họng
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức, tập những bài hít thở để dưỡng sinh cũng rất quan trọng
- Hãy đi khám bác sĩ ngay khi cảm thấy những bất thường do viêm họng gây ra để sớm điều trị dứt điểm.
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Đau họng do vi khuẩn sẽ được điều trị dễ dàng bằng thuốc kháng sinh. Với trường hợp đau họng do virus thì loại thuốc này không hề có tác dụng. Khi các triệu chứng đau họng ngày càng trở nên nặng nề hơn sau 1 tuần không khỏi. Và kèm theo những triệu chứng dưới đây, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để được khám và chỉ định tốt hơn:
- Khó nuốt hoặc khó thở
- Lừ đừ, mệt nhọc, chẳng còn làm gì được
- Sốt cao
- Đau các cơ khớp không do các nguyên nhân khác
- Sưng hạch
- Nổi ban đỏ trên da

Tại bệnh viện hoặc phòng khám, bác sĩ sẽ làm những xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây viêm họng và có phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Đau họng không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Đau họng ảnh hưởng nặng nề đến cảm giác ăn uống của người bệnh. Cho nên bên cạnh tìm kiếm đau họng nên ăn gì giúp bệnh nhanh thuyên giảm. Bạn cũng nên nắm rõ đau họng không nên ăn gì để bệnh không chuyển biến xấu, nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là những đồ ăn nhất định phải kiêng cử trong thời gian đang bị đau họng.
1. Đồ ăn cay nóng
Đau họng không nên ăn gì? Thứ đầu tiên bạn cần loại khỏi danh sách thực đơn mỗi ngày chính là đồ ăn chứa gia vị cay nóng. Hương vị này thật kích thích với những ai thích ăn cay nhưng khi đang bị bệnh đau họng bạn hãy tránh xa chúng ra nhé. Bởi vì gia vị cay nóng sẽ gây kích ứng vùng cổ họng của bạn, khiến những triệu chứng sưng tấy, ngứa, đau nghiêm trọng hơn. Cổ họng của bạn cũng dễ bị nóng, đỏ, rát khi ăn thức ăn cay, thức ăn nóng.

2. Đồ ăn cứng, khó nuốt
Đau họng không nên ăn gì? Tiếp theo phải kể đến đồ ăn cứng và khó nuốt. Khi bị đau họng vùng cổ họng đã bị tổn thương nhất định như viêm, đau, sưng, trầy xước. Nếu người bệnh còn ăn đồ cứng, khô, khó nuốt sẽ càng gây trầy xước cổ họng nặng hơn. Nếu bạn không muốn bệnh tình cứ kéo dài mãi không bớt thì hãy bỏ ngay những đồ ăn khô cứng đi nhé.
3. Đồ ăn quá lạnh
Đau họng không nên ăn gì? Người bệnh cần kiêng ăn đồ lạnh bởi nhiều lý do khác nhau. Những đồ ăn quá lạnh như kem, nước đá, thực phẩm đông lạnh có thể gây bỏng lạnh, khiến vùng cổ họng tồn đọng dịch gây khó chịu hơn. Ngoài ra, đồ ăn lạnh còn là nguồn chứa vi khuẩn gây bệnh, nếu chúng xâm nhập vào cơ thể trong lúc bạn đang bị đau họng sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên đi đi bác sĩ nhi khoa và được tư vấn nên cho bé uống nước mát hoặc ăn kem khi bé bị đau họng. Hãy nhớ một lượng kem vừa phải sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm kích ứng, thậm chí là giảm viêm họng. Nếu bạn bị ho thì không nên ăn kem đâu nhé.
4. Đồ uống có cồn, có gas
Cũng như các nhóm đau họng không nên ăn gì bên trên, đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn cũng khiến tình trạng viêm họng, đau rát họng chậm hồi phục, bệnh dễ tiến triển nặng nề hơn. Vậy nên khi đang đau họng hãy cố gắng không uống rượu, bia, nước ngọt có gas bạn nhé!
5. Thực phẩm có vị chua
Tính axit trong thực phẩm có vị chua sẽ là một cực hình dành cho những vết viêm nhiễm. Vậy nên để cổ họng được dễ chịu đôi chút trong lúc đang bị tổn thương, sưng tấy, bạn đừng nên ăn đồ chua nhé!
6. Không hút thuốc lá
Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đau rát họng. Người hút thuốc lá cũng dễ mắc các chứng bệnh viêm họng, rát cổ, ung thư vòm họng, đau dây thanh quản,… Cho nên trong lúc cổ họng đang đau rát, hãy tránh xa thuốc lá – khói thuốc lá để cổ họng không bị kích ứng, ho dữ dội, khó chịu bạn nhé!
Top 14 thực phẩm tuyệt vời dành cho người bị viêm họng, đau họng
Mặc dù bạn phải kiêng cử khá nhiều thứ trong danh sách đau họng không nên ăn gì. Tuy nhiên thật may mắn là bạn còn rất nhiều lựa chọn thú vị khác, vừa ăn uống ngon miệng, đồng thời lại giúp bệnh đau họng thuyên giảm đi rất nhanh.
Nàng Yến giới thiệu đến bạn đọc top 14 thực phẩm tốt nhất dành cho người đang bị viêm họng, đau họng. Mời bạn đọc cùng tham khảo danh sách dưới đây!
1. Những loại thực phẩm mềm
Đồ ăn mềm, dễ nuốt là lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho người đau họng. Khi chúng xuống đến cổ họng rất dễ trôi tuột, không gây cọ xát khó chịu, không khiến cho vùng viêm họng trở nên nặng nề hơn.
Bạn có thể chọn lựa các món cháo, súp, đồ ăn ninh nhừ, đồ ăn hầm mềm,… vừa giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể tăng cường chống chọi với bệnh tật, vừa không gây khó chịu cho cổ họng đang bị đau.
2. Những thực phẩm có tính trơn mát
Khi bị đau họng người bệnh thường gặp những triệu chứng đau, rát, ngứa, khô cổ họng, nuốt nước miếng cũng khó khăn… Vì vậy, hãy đưa ngay những đồ ăn có tính mát, trơn tuột, thực phẩm chứa nhiều nước vào thực đơn hàng ngày của người bệnh. Nhóm đồ ăn có tính trơn mát giúp cổ họng đỡ khô lại giảm sự va chạm, giảm trầy xước vùng cổ họng.

Những loại thực phẩm nên chọn: Canh rau mồng tơi, canh rau đay, canh bầu, canh bí, các loại canh rau, sữa chua.
3. Thực phẩm giàu vitamin C giúp người viêm họng tăng cường miễn dịch
Vitamin C là dưỡng chất quan trọng giúp kháng viêm, tăng cường sức đề kháng. Nó cũng giúp làm mát từ bên trong, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây bệnh, đào thải vi khuẩn, virus gây bệnh ra khỏi cơ thể. Khi bị đau họng bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường khả năng chống chọi, giúp bệnh nhanh thuyên giảm.
Những thực phẩm rất giàu vitamin C nên chọn: Táo đỏ, ớt chuông, rau có lá màu xanh đậm, ổi, xoài, chuối,… Mặc dù trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C nhưng chúng cũng chứa nhiều axit, không tốt cho tình trạng đau họng của bạn.
4. Thực phẩm chứa kẽm giúp cơ thể khỏe mạnh chống bệnh tật
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể hồi phục sức lực, đỡ mệt nhọc khi đang bị đau họng. Vì vậy, ngoài những thực phẩm đau họng không nên ăn gì thì bạn rất nên bổ sung kẽm vào thực đơn của mình.

Và đây là những lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn: Hàu sữa, tôm, cua, ốc, ngao, sò, hến, củ cải trắng, rau chân vịt,…
5. Bạc hà vị thuốc đông y chữa viêm họng cực tốt
Trong tất cả thảo dược tự nhiên chỉ có bạc hà là chữa viêm họng, đau rát họng siêu hiệu quả. Chất menthol trong lá bạc là có thể giảm ho, tiêu đờm, giảm cảm giác đau rát, làm dịu cổ họng và ngăn chặn những tác nhân gây bệnh hô hấp hiệu quả. Do đó, những viên kẹo ngậm chữa đau họng ở tiệm thuốc tây luôn có thành phần bạc hà.
Người bệnh lưu ý dùng lá bạc hà chữa đau họng vừa phải, không lạm dụng, cũng không nên dùng lá bạc hà khi viêm họng diễn biến nặng.
6. Tỏi giúp diệt khuẩn, làm sạch cổ họng do viêm họng
Tỏi được biết đến như một loại gia vị và thảo dược có khả năng chống viêm, sát trùng, giảm nhiễm trùng, khử khuẩn rất hiệu quả. Bởi vì trong thành phần của tỏi chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất allicin. Vì vậy, tỏi nên được thêm vào những món ăn hàng ngày hoặc ăn 3-5 tép tỏi/ngày sẽ giúp tình trạng viêm họng đau rát họng thuyên giảm đáng kể.
7. Mật ong
Mật ong là nguyên liệu chữa đau họng tuyệt vời nhờ khả năng diệt khuật, kháng virus mạnh mẽ. Mật ong cũng rất dễ uống và có khả năng chống viêm nhiễm rất tốt. Nhiều giên cứu cũng cho thấy mật ong có thể giúp giảm ho rất hiệu quả.

Mỗi ngày bạn có thể pha 2 thìa café mật ong nguyên chất (không pha chế, không chứa đường) vào 200ml nước ấm và uống ngay sau khi thức dậy. Uống mật ong theo cách này không những giúp bệnh đau họng giảm đáng kể mà còn giúp cơ thể thoải mái, giảm căng thẳng.
8. Trà ấm
Trà ấm chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây đau rát họng. Thường xuyên uống trà cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, do đó khi bạn mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh – những tác nhân gây viêm họng. Cơ thể cũng nhanh chóng bớt bệnh, cổ họng cũng đỡ đau rát hơn.
Để tăng cường tác dụng chữa ho, đau họng bạn nên cho thêm ít mật ong vào ly trà ấm và thưởng thức.
Ngoài trà xanh còn có trà hoa cúc vừa chống viêm, giảm ho lại giúp ngủ ngon. Trà nghệ không những chống đau rát họng mà còn có đặc tính khử trùng rất tốt. Hãy uống trà buổi sáng để không bị mất ngủ bạn nhé!
9. Sữa chua
Một trong những thực phẩm tuyệt vời dành cho người đang bị đau cổ họng là sữa chua. Món sữa dinh dưỡng này rất giàu protein, năng lượng và chất béo lành mạnh. Chưa kể một lượng lớn lợi khuẩn trong sữa chua cũng giúp chống chọi tốt với tác nhân gây viêm đau họng và tốt cho dạ dày. Tóm lại, ăn sữa chua vừa dễ nuốt lại bổ dưỡng và tăng cường khả năng chống lại bệnh viêm họng.
10. Sinh tố
Sinh tố trái cây và rau xanh nguyên chất, hạn chế sữa và đường – những thứ có thể kích thích tăng tiết chất nhầy gây khó chịu vùng cổ họng. Loại đồ uống tươi mát, ngon miệng, dễ nuốt, chứa cực kỳ nhiều chất chống oxy hóa và rất ít đường sẽ giúp giảm triệu chứng đau họng nhanh hơn. Sinh tố cũng giàu dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
11. Súp nóng
Món súp nóng là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhân đang bị đau họng. Món súp dễ ăn, dễ nuốt, không gây tổn thương thêm cho vùng cổ họng trang sưng tấy hoặc trầy xước. Súp thường được chế biến từ những thực phẩm bổ dưỡng như gà, yến sào, chim bồ câu, thịt bò, rau củ tươi, nấm, cua, ghẹ,… Vừa bồi bổ, cân bằng dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh tăng sức khỏe để nhanh lành bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng thêm những thảo dược như gừng, nghệ, tỏi để giúp tăng cường khả năng chống viêm.
Bạn cũng chú ý không chọn những thực phẩm có tính axit (như cà chua) cho thêm vào món súp. Đồ chua là một trong những thực phẩm đau họng không nên ăn gì cần phải tránh xa.
12. Yến mạch
Yến mạch không chỉ dễ ăn, dễ nuốt, chế biến đa dạng hoặc uống trực tiếp. Bột yến mạch còn cực kỳ giàu dinh dưỡng, chất xơ, omega-3, kali, photpho và các chất chống oxy hóa. Vì vậy, bột yến mạch được cho là loại ngũ cốc tuyệt vời khi bạn bị đau rát họng.

13. Trứng bác
Trứng cực kỳ giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất đạm cao, vitamin B2, D và những vi khoáng chất quan trọng như kẽm, sắt, selen. Ăn trứng giúp tăng thêm sức khỏe và chống lại những chứng viêm nhiễm, đau họng.
Tuy nhiên, món trứng chiên thường khó nuốt, khô cứng làm cho tình trạng viêm họng nặng nề thêm. Thay vào đó bạn hãy thử làm súp trứng, canh trứng (không được cho cà chua) hoặc trứng bác là những lựa chọn tuyệt vời, êm dịu vùng cổ họng.
14. Viêm họng nên ăn trái cây gì?
Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, chúng cũng dễ ăn, chứa nhiều nước, tốt cho sức khỏe và vùng họng đang bị đau. Bạn đang băn khoăn viêm họng nên ăn trái cây gì? Nàng Yến sẽ mách nhỏ 8 loại trái cây tuyệt vời giúp giảm bớt tình trạng đau họng.
- Chuối chín rất dễ nuốt, mềm, ngon, kích thích vị giác. Hơn nữa quả chuối chứa nhiều vitamin B6, B12, vitamin C, kali, magie, natri,… có khả năng làm dịu cổ họng rất hiệu quả. Ăn chuối cũng tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón, kích thích tiêu hóa tốt hơn.
- Lê không những là loại trái cây tươi mát, cực kỳ nhiều nước mà còn được coi là thảo dược trị ho, viêm họng, đau rát họng hiệu quả. Bạn có thể ăn lê tươi để hấp thu nhiều dưỡng chất, món lê chưng đường phèn giảm ho long đờm siêu hiệu quả. Hoặc nếu không có nhiều thời gian, bạn hãy ninh phần thịt lê thành mứt lê rồi bảo quản tủ lạnh. Mỗi lần dùng có thể pha với nước ấm để uống, giúp cổ họng dễ chịu hơn rất nhiều.
- Dâu tây cực kỳ tươi ngon lại giàu dinh dưỡng và cũng được coi là loại trái cây giảm viêm, giảm ho, tiêu đờm hiệu quả. Bạn hãy ăn vài trái dâu tây tươi sau bữa ăn, uống nước ép dâu tây sau bữa ăn. Vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại giảm đau rát họng rất tốt.

- Quả mâm xôi là một loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa, chúng lại rất giàu kẽm, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kích thích cơ chế chống viêm nhiễm trong cơ thể hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể ăn quả mâm xôi hoặc uống nước ép quả mâm xôi để giảm bớt chứng đau họng.
- Quả quất có vị chua, có tính axit nhưng lại có khả năng sát khuẩn, khử trùng, chữa ho, giảm viêm họng, giảm viêm amidan rất hiệu quả. Bạn có thể uống nước quất tươi, hoặc chưng quất mật ong, quất muối để giúp bệnh viêm họng và ho giảm hơn.
- Quả chanh cũng có tác dụng tương tự như quả quất, hơn nữa quả chanh còn giàu vitamin C cần thiết cho việc trị viêm nhiễm, đau rát cổ họng. Bạn chú ý nên pha 1 muỗng nước cốt chanh với một ly nước ấm để chữa viêm họng.
- Quả khế chua mặc dù cũng chứa axit nhưng nó là axit hữu cơ nhẹ, có thể sát trùng, giảm ngứa, đỡ đau cổ họng. Bạn hãy nghiền nhuyễn hoặc ép lấy nước 0,5kg khế chua, pha thêm ít muối rồi ngậm từ từ để làm dịu cổ họng.
Đau họng nên uống gì tốt nhất?
Bên cạnh đau họng không nên ăn gì, đau họng nên ăn gì để giúp bệnh đau rát họng nhanh lành. Bạn cũng nên cân nhắc một số đồ uống giúp bệnh giảm nhanh hơn bên dưới đây!
1. Tăng cường uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày
Khi bị đau họng cơ thể dễ bị mất nước, vùng vòm họng hay bị rát, nóng, kích ứng, khô khó chịu. Vì vậy hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể là hoàn toàn cần thiết để vùng họng được dễ chịu hơn. Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp tăng cường thanh lọc, giải nhiệt, giúp thải vi khuẩn ra ngoài, giúp bệnh nhanh lành lại.
Người lớn nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày, trẻ em tùy độ tuổi nên uống khoảng 550ml – 1 lít nước/ngày để các triệu chứng đau rát họng giảm đi.
2. Uống nước ấm
Nước ấm sẽ giúp vùng cổ họng dễ chịu thoải mái hơn, đồng thời cũng giúp long đờm, giảm ho, giảm khàn tiếng, giảm nghẹt mũi.
3. Nước chanh
Trong nước cốt chanh có chứa nhiều vitamin C và axit tự nhiên có đặc tính sát khuẩn, khử trùng, làm dịu cơn đau họng hiệu quả. Vì vậy, trong dân gian nhiều người tin dùng nước chanh để chữa trị bệnh đau họng.
Bạn có thể hầm chanh và mật ong để chữa đau rát họng nhanh chóng. Ngoài ra bạn cũng có thể tự làm nước chanh để uống cũng giảm đau họng rất nhanh:
- Vắt lấy nước cốt nửa quả chanh to
- Cho thêm 300ml nước lọc sạch mát, không dùng nước ấm vì sẽ làm biến đổi tính chất của nước cốt chanh
- Thêm 2 – 3 muỗng mật ong nguyên chất và khuấy cho tan đều
- Thêm 2 lát gừng để nước uống có hương vị dễ chịu hơn và tăng thêm hiệu quả kháng viêm, giảm đau rát cổ họng
Người đang bị đau họng nặng nên uống 1 – 2 cốc nước chanh theo công thức này mỗi ngày. Sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
4. Các loại trà thảo mộc
Có rất nhiều loại thảo dược có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, giúp giảm ho, tiêu đờm, đỡ bị đau rát cổ họng. Bạn có thể chọn uống trà ấm vào buổi sáng sớm để đỡ đau họng: Trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng, trà mật ong…
5. Nước ép cà rốt
Cà rốt giàu vitamin A, C, các chất chống viêm, giàu dinh dưỡng và vi khoáng chất. Cà rốt là lựa chọn hàng đầu nên ăn trong thời gian bị viêm họng. Ngoài chế biến món ăn hấp, luộc, súp mềm dễ nuốt bạn cũng có thể làm nước ép cà rốt để bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày.
6. Nước lá tía tô
Lá tía tô được coi là một thảo dược quan trọng trong đông y, nó có thể giảm cảm cúm, đau dạ dày, điều trị mụn, làm đẹp da, thuyên giảm bệnh gút. Lá tía tô cũng được biết đến là nguyên liệu hàng đầu để trị viêm họng, đau rát họng do vi khuẩn.

Cách dùng lá tía tô để chữa đau họng rất đơn giản:
- Lấy 1 nắm lá tía tô tươi (chưa già lắm), rửa sạch và đem ép lấy nước.
- Duy trì uống nước lá tía tô tươi 2 – 3 ngày, triệu chứng đau họng sẽ giảm.
Yến sào có tốt cho người bị đau cổ họng?
Yến sào có thể trở thành “thần dược” nếu được ăn đúng cách, đúng thời điểm. Vậy yến sào có tốt cho người bị đau cổ họng không? Câu trả lời là CÓ. Đặc biệt, khi trẻ em và người lớn bị đau họng do viêm họng, cảm cúm, ho,… thì càng nên dùng yến sào để bổi bổ, đẩy lùi bệnh.
Theo Đông y, yến sào có tính bình, vị ngọt, tác dụng tốt đến 2 kinh phế và vị. Do đó, yến sào được dùng như bài thuốc trong chữa và ngăn chặn chứng bệnh ho, tiêu đờm, cảm mạo, bổ phế,…
Yến sào cũng được cho là có thể làm sạch phổi, rất tốt đối với vùng hầu họng, hệ hô hấp, mũi, thanh quản và hai buồng khí. Do đó, thường xuyên ăn yến sào sẽ ngăn chặn được những chứng cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản do nhiễm vi khuẩn, virus hay dị ứng thời tiết, bụi bẩn,…
Còn trong khoa học hiện đại cũng đã chứng minh yến sào có liên quan mạnh mẽ đến tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng – cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể hồi phục nhanh sau bệnh tật.
Hàm lượng lớn dưỡng chất như protein, năng lượng, axit amin, nguyên tố vi khoáng chất trong yến sào. Giúp cho nó trở thành món ăn bồi bổ tuyệt vời, nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật.
Trong yến sào chứa khoảng 18 loại axit amin quan trọng, 9 trong số đó cơ thể không tự tổng hợp được. Những axit amin này có rất nhiều tác dụng trong tẩm bổ, tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống các chứng bệnh.
Chẳng hạn như Lysine giúp tăng cường hấp thu canxi, giúp xương và răng chắc khỏe, giúp trẻ nhỏ tăng chiều cao vượt trội. Hay như axit amin Phenylalanine kích thích phát triển trí não và tăng cường hình thành vitamin D trong cơ thể.
Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, sắt, brom, mangan, crom,… kích thích tiêu hóa, tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng mệt mỏi, hô hấp thông thuận, giảm trừ ho, hạn chế các triệu chứng viêm nhiễm (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…)
Tóm lại, người đang bị đau rát họng nhưng không bị sốt, không có các hiện tượng xấu ở hệ tiêu hóa thì nên ăn yến sào. Bởi yến sào dễ ăn, mềm, dễ tiêu hóa, không gây khó chịu cho vùng cổ họng. Hơn nữa, ăn yến giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng, nhanh lành bệnh đau họng.
Người bị đau họng nên ăn yến sào chưng đường phèn hoặc tốt nhất là món yến sào chưng lê và đường phèn. Món ăn cực kỳ tốt cho hệ hô hấp, giảm ho, tiêu đờm, đỡ ngay chứng rát họng. Nên ăn yến chưng khi còn nóng để không gây khó chịu cho cổ họng bị đau rát.
Lời kết
Hi vọng những chia sẻ đau họng không nên ăn gì trên đây hữu ích dành cho bạn đọc. Bên cạnh những thực phẩm phải kiêng cử, người bệnh cũng nên tích cực ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tăng cường ăn yến sào để giúp bệnh nhanh lành lại.
Nàng Yến – Một trong những đơn vị cung cấp yến sào uy tín bậc nhất tại TPHCM. Là một địa chỉ tin cậy để bạn lựa chọn sản phẩm yến sào thượng hạng bồi bổ sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Tham khảo ngay những sản phẩm yến sào Nàng Yến tại đây!
https://www.youtube.com/watch?v=kYcnFMb1YqQ
Có thể bạn quan tâm: