HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG – CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Bài viết: Hạ đường huyết ở người bình thường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bài viết: Hạ đường huyết ở người bình thường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
……
Không chỉ những người mắc bệnh tiểu đường mới thường bị hạ đường huyết. Bất kể ai cũng có thể bị hạ đường huyết không tiểu đường. Vậy hạ đường huyết ở người bình thường là gì? Nguyên nhân nào gây nên chứng bệnh này? Làm thế nào để điều trị nhanh chóng nhằm giảm bớt những biến chứng nguy hiểm? Hãy cùng Nàng Yến tìm hiểu kỹ càng về chứng bệnh này và cách điều trị qua bài viết dưới đây!

Bài viết: Hạ đường huyết ở người bình thường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bài viết: Hạ đường huyết ở người bình thường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Hạ đường huyết ở người bình thường là gì?

Hạ đường huyết ở người bình thường là tình trạng người không bị tiểu đường bị hạ đường huyết. Tức là lượng đường trong máu (đường glucose) hạ xuống thấp hơn ngưỡng bình thường là 3,9 mmol/l (<70mg/dl).

Khi lượng glucose trong máu xuống quá thấp sẽ gây rối loạn các hoạt động của cơ thể.  Tế bào não và cơ bắp không có đủ năng lượng để hoạt động nên có thể gây ngất xỉu, choáng, mệt mỏi, chóng mặt, rũ rượi, mất ý thức,…

Bài viết: Hạ đường huyết ở người bình thường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bài viết: Hạ đường huyết ở người bình thường: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Thường thì hạ đường huyết là biểu hiện điển hình của bệnh tiểu đường. Bởi sau khi ăn cơ thể của họ sản sinh quá nhiều insulin khiến lượng glucose bị xuống quá thấp. Nhưng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp chứng hạ đường huyết. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan với tình hình bất thường của sức khỏe.

Vì sao bị hạ đường huyết ở người bình thường?

Không chỉ những bệnh nhân đái tháo đường mới thường bị hạ đường huyết. Bệnh này có thể gặp ở những người lớn và trẻ em không mắc chứng tiểu đường. Có một số người có nguy cơ cao hơn bị hạ đường huyết ở người bình thường. Bao gồm:

  • Trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
  • Người bị béo phì
  • Người thường xuyên nhịn ăn để ăn kiêng, giảm cân, tu tập
  • Người từng bị tiểu đường
  • Người từng phẫu thuật dạ dày
  • Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân của bệnh hạ đường huyết không đái tháo đường cũng khá đa dạng và được xếp thành 3 nhóm lớn như sau:

1. Hạ đường huyết không phản ứng

Hạ đường huyết không phản ứng không nhất định là do nhịn đói, quá đói hoặc liên quan đến chế độ ăn uống. Nó có thể là một lời cảnh báo cho những căn bệnh tiềm ẩn. Nguyên nhân gây hạ đường huyết lúc đói thường xoay quanh:

  • Người bị suy dinh dưỡng
  • Người bị rối loạn ăn uống
  • Người từng phẫu thuật dạ dày
  • Người chạy thận nhân tạo
  • Người mắc chứng bệnh về gan, có khối u hoặc suy giáp
  • Thiếu hụt nội tiết tố cũng gây hạ đường huyết
  • Một số thảo dược / thuốc có thể gây hạ đường huyết tạm thời. Ví dụ: quế, nhân sâm, cây hồ đào
  • Những rối loạn liên quan đến gan, tim, thận cũng gây hạ đường huyết. Ví dụ: Nồng độ cồn quá cao trong máu sẽ ức chế gan sản sinh glucose và gây hạ đường huyết
  • Khối u ở tuyến tụy kích thích sản sinh nhiều insulin và tất yếu sẽ gây hạ đường huyết (tương tự như cơ chế hạ đường huyết của bệnh tiểu đường).
Suy dinh dưỡng là nguyên nhân làm hạ đường huyết
Suy dinh dưỡng là nguyên nhân làm hạ đường huyết

2. Hạ đường huyết phản ứng

Bệnh này xảy ra khoảng vài tiếng đồng hồ sau bữa ăn. Nguyên nhân không phải do bệnh tiểu đường thì cũng sẽ liên quan đến những bệnh tình khác như:

  • Tiền tiểu đường
  • Tăng insulin bất thường
  • Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate tinh chế như cơm trắng, bánh mì trắng
  • Những người từng phẫu thuật liên quan đến hệ tiêu hóa
Hạ đường huyết phản ứng nguyên nhân do bệnh tiểu đường
Hạ đường huyết phản ứng nguyên nhân do bệnh tiểu đường

3. Hạ đường huyết do hội chứng Dumping

Hạ đường huyết ở người bình thường do hội chứng Dumping xảy ra khi ai đó từng phẫu thuật ở dạ dày. Họ thường sẽ mắc hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng. Do đó, khi bạn ăn nhiều carbohydrate thì cơ thể buộc phải sản sinh ra nhiều insulin để giảm bớt đường glucose. Nhưng quá nhiều thì sẽ gây hạ đường huyết.

khi bạn ăn nhiều carbohydrate thì cơ thể buộc phải sản sinh ra nhiều insulin để giảm bớt đường glucose. Nhưng quá nhiều thì sẽ gây hạ đường huyết.
khi bạn ăn nhiều carbohydrate thì cơ thể buộc phải sản sinh ra nhiều insulin để giảm bớt đường glucose. Nhưng quá nhiều thì sẽ gây hạ đường huyết.

Triệu chứng của hạ đường huyết ở người bình thường

Biểu hiện của chứng hạ đường huyết không tiểu đường cũng rất đa dạng. Người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào và được gọi là hạ đường huyết không nhận thức. Trong khi đó cũng có những dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết ở người bình thường điển hình như:

  • Cực kỳ đói, bủn rủn tay chân kèm đau đầu dữ dội
  • Hoa mắt chóng mặt hoặc thay đổi tầm nhìn
  • Cảm thấy cơ thể rất yếu ớt, không có sức lực
  • Không thể tập trung được, đầu óc lú lẫn
  • Run rẩy tay chân
  • Đổ mồ hôi cục
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Mê man, lơ mơ, mơ màng, không còn tỉnh táo
  • Mệt lắm nhưng không thể ăn được
  • Thay đổi tính cách
  • Bị co giật hoặc ngất xỉu
  • Các vấn đề thần kinh, mất ý thức hoặc đột quỵ

Nhìn các triệu chứng bên trên chúng ta dễ dàng chủ quan hoặc “đổ lỗi” cho một chứng bệnh nhẹ nào đó. Hãy đừng chủ quan, kiểm tra lại đường huyết của bạn ngay và sớm cấp cứu hoặc nhập viện nếu bị ngất xỉu. Bởi vì cơ thể cần có glucose để hoạt động bình thường. Nếu lượng đường trong máu quá thấp mà không được xử trí cấp cấp, không dung nạp glucose ngay lập tức sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đột quỵ là một trong số đó.

Đổ mồ hôi cục - Triệu chứng giảm đường huyết
Đổ mồ hôi cục – Triệu chứng giảm đường huyết

Làm sao chẩn đoán hạ đường huyết không tiểu đường?

Chẩn đoán hạ đường huyết ở người bình thường hay ở người tiểu đường cũng cần có máy đo chuyên dụng. Bạn có thể tự kiểm tra tại nhà hoặc đi bệnh viện để nhân viên y tế kiểm tra giúp. Khi chỉ số đường trong máu (glucose) dưới mức 3,9 mmol/l (<70mg/dl) sẽ được chẩn đoán hạ đường huyết.

Ngoài ra, một số xét nghiệm máu chuyên sâu sẽ có chẩn đoán chính xác hơn về bệnh hạ đường huyết không tiểu đường. Theo đó bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn qua đêm hoặc nhịn ăn sau 72h. Sau đó bạn sẽ được xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để xác định rõ vì sao bạn bị hạ đường huyết.

Cấp cứu và điều trị hạ đường huyết không đái tháo đường

Bị hạ đường huyết không tiểu đường có hoặc không có triệu chứng có thể dễ hoặc khó tùy vào từng trường hợp. Nàng Yến giới thiệu một số cách xử trí cấp cứu và ngăn chặn bệnh hạ đường huyết không đái tháo đường như sau:

1. Cách cấp cứu bị hạ đường huyết tại nhà

Khi nhận thấy người thân của bạn đang có triệu chứng hạ đường huyết ở người bình thường. Hãy cho họ ăn/uống những thực phẩm giàu đường glucose ngay lập tức nếu họ còn tỉnh táo và ăn uống được. Những đồ ăn/uống tốt nhất lúc này là vài viên kẹo ngọt/bánh ngọt, sữa, nước ép trái cây, socola. Hoặc có thể ăn 3 viên đường, pha 3 muỗng café đường vào 100ml nước lọc và cho uống.

Trường hợp người bệnh lâm vào hôn mê, ngất xỉu, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để đường truyền glucose đường tĩnh mạch. 

2. Cách điều trị hạ đường huyết không đái tháo đường

Điều trị hạ đường huyết khó có thể dứt điểm khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Do đó, sau khi tỉnh lại bình thường người bệnh nên thăm khám sức khỏe tổng quát để có chỉ định tốt nhất. Có một số biện pháp có thể giúp người bệnh kiểm soát được tình hình bệnh hạ đường huyết:

Nếu thường xuyên bị hạ đường huyết, hãy luôn mang theo đồ ngọt/đồ ăn giàu carbohydrate bên người để ăn ngay khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết.

  • Với trường hợp nhẹ thì cứ ăn uống đồ ngọt và theo dõi sức khỏe. Với trường hợp hạ đường huyết nặng thì cần đem đi bệnh viện để được bác sĩ điều trị. Thường thì bệnh nhân sẽ được tiêm tĩnh mạch 20 – 50ml glucose 10% nếu còn bất tỉnh. Sau đó sẽ truyền tĩnh mạch glucose 5% (glucose 10%) để duy trì nồng độ đường trong máu trên 5.6 mmol/l
  • Cho bệnh nhân điều dưỡng tại bệnh viện, tiêm thuốc, ăn uống thêm bữa ăn và theo dõi đường huyết 4 giờ/lần để đảm bảo đường huyết ổn định.
  • Trường hợp bị hạ đường huyết do ăn thực phẩm nào đó quá nhiều, uống thảo dược hoặc thuốc tây. Vậy thì cần thay đổi loại thuốc hoặc dừng hẳn.
  • Đối với người có bệnh lý nền như tiểu đường, gan, thận, tim, mạch, từng phẫu thuật dạ dày,… Thì sẽ thường xuyên bị hạ đường huyết, hãy cố gắng điều chỉnh lại dinh dưỡng để kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.
  • Trong trường hợp bị hạ đường huyết do thiếu hụt hormone nội tiết tố thì cần bổ sung hormone qua thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng,…
  • Nếu trường hợp bị hạ đường huyết nặng mà cấp cứu quá muộn, bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp ngăn chặn tai biến mạch máu não, chống phù não.
Ăn uống đồ ngọt cải thiện đường Huyết lúc bị hạ
Ăn uống đồ ngọt cải thiện đường Huyết lúc bị hạ

3. Cách phòng tránh hạ đường huyết không tiểu đường

Sớm phát hiện, cấp cứu kịp thời là những việc quan trọng để giúp bệnh nhân bị hạ đường huyết thoát khỏi những biến chứng thần kinh nguy hiểm. Ngoài ra, trong nhịp sống hàng ngày, những người có nguy cơ cao mắc bệnh hạ đường huyết cũng nên có biện pháp phòng tránh tốt hơn. Chẳng hạn như:

  • Ăn hoặc uống ngay đồ ăn có chứa đường, đồ năng giàu calo để đường huyết tăng trở lại
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết nếu bạn mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch, từng phẫu thuật hệ tiêu hóa, rối loạn chức năng gan…
  • Hãy mang theo giấy tờ có ghi rõ tên tuổi, bệnh tình, số điện thoại của người thân/bác sĩ của bạn để ai đó có thể giúp đỡ nếu bạn bị ngất xỉu.
  • Hạn chế uống rượu, nhất là khi bụng đói chưa ăn gì
  • Phụ nữ nên ăn uống điều đồ, bổ sung đủ năng lượng vào cơ thể ở thời kỳ kinh nguyệt. Uống nước đường đỏ ấm là một gợi ý lý tưởng giúp chị em đỡ mệt mỏi trong kỳ kinh và còn đỡ hạ đường huyết.

Bị hạ đường huyết ở người bình thường có nên ăn yến sào không?

Tổ yến với thành phần dinh dưỡng ưu việt gồm 45-55% protein, 18 loại axit amin, 31 nguyên tố vi lượng cùng nhiều calo và các dưỡng chất quý. Vì vậy, ăn tổ yến không những hỗ trợ bồi bổ tăng cường sức khỏe mà còn ngăn chặn nhiều chứng bệnh. Các chuyên gia đã nhận định ăn tổ yến cực kỳ tốt đối với người bình thường lẫn người bệnh tiểu đường và người mắc chứng hạ đường huyết.

  • Trường hợp nhỏ người bị hạ đường huyết là do nhịn đói quá lâu, cơ thể thiếu dưỡng chất, bị suy dinh dưỡng quá nặng. Cho nên hãy ăn ngay những thực phẩm giàu năng lượng, dưỡng chất nhưng dễ tiêu hóa như cháo, súp, yến chưng là một lựa chọn lý tưởng nhất.
  • Đặc biệt là món yến chưng đường phèn ăn rất ngon, dễ ăn, ai cũng ăn được lại có thể tăng đường huyết một cách nhanh chóng. Trường hợp cần xử lý cấp cứu tại nhà với bệnh nhân hạ đường huyết ở người bình thường có thể ăn chút đường, nước ép hoa quả,… sau đó cho người bệnh ăn yến chưng để hồi phục nhanh.
Yến tinh chế nàng yến
Yến tinh chế nàng yến
  • Yến sào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người bị hạ đường huyết do tiểu đường. Tổ yến chứa nhiều thành phần giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn biến chứng hạ đường huyết ở người tiểu đường. Bao gồm: Lucine giúp điều chỉnh đường huyết ổn định. Chất Phenylamin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, điều chỉnh rối loạn đông máu và ngăn chặn những biến chứng trí tuệ do hạ đường huyết gây nên.
  • Chất Isoleucine hỗ trợ điều chỉnh lượng đường glucose trong máu, tăng cường sản sinh tế bào hemoglobin hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cực kỳ nên ăn yến sào để kiểm soát lượng đường trong máu luôn ổn định. Hơn nữa yến sào còn rất bổ dưỡng, an toàn, lành tính, rất phù hợp để bà bầu tẩm bổ và hữu ích cho sự phát triển toàn diện cho thai nhi.
Yến thô thương hiệu Nàng Yến
Yến thô thương hiệu Nàng Yến

Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng hạ đường huyết không đái tháo đường. Nàng Yến hân hạnh mang đến những sản phẩm yến sào thượng hạng cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người thường bị hạ đường huyết và bệnh tiểu đường. Tham khảo ngay combo yến chưng tươi 9 vị tốt cho sức khỏe bên dưới bạn nhé!

THAM KHẢO NGAY YẾN CHƯNG TƯƠI 9 VỊ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổ yến
Yến chưng tươi
Quà tặng DN
Liên hệ