Bài viết: 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém
…………..
Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút, nấm, các sinh vật ký sinh và vô vàn thứ có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể gặp trục trặc cũng là lúc bạn mắc bệnh.
Hệ miễn dịch kém là gì?
Mục lục
- 1 Hệ miễn dịch kém là gì?
- 2 Các loại suy giảm hệ miễn dịch thường gặp
- 3 Nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch
- 4 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém…
- 5 Và nhiều dấu hiệu khác chứng tỏ bạn bị suy yếu hệ miễn dịch
- 5.1 5. Vết thương lâu lành
- 5.2 6. Bạn hay khát nước
- 5.3 7. Bạn gặp vấn đề với hệ tiêu hóa
- 5.4 8. Da của bạn xấu hơn
- 5.5 9. Bạn dễ bị dị ứng
- 5.6 10. Thị lực của bạn xuống cấp
- 5.7 11. Nhiễm trùng tái phát nhiều lần
- 5.8 12. Nhạy cảm với ánh nắng
- 5.9 13. Đau khớp
- 5.10 14. Tóc rụng từng mảng
- 5.11 15. Khó nuốt
- 5.12 16. Cảm giác tê ngứa bàn chân, bàn tay
- 5.13 17. Cân nặng thay đổi không rõ lý do
- 5.14 18. Vàng da hoặc vàng mắt
- 6 Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể?
- 6.1 1. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
- 6.2 2. Tập thể dục, thể thao đều đặn
- 6.3 3. Kiểm soát căng thẳng
- 6.4 4. Uống đủ nước và nên dùng nước ion kiềm
- 6.5 5. Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
- 6.6 6. Tiêm đủ vacxin phòng bệnh
- 6.7 7. Nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng
- 6.8 8. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
- 7 Yến sào tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ cho người dùng
Nhiệm vụ chính của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào bạch cầu và tế bào lympho có trong máu, tủy sống, lá lách và hạch. Các nghiên cứu cho thấy các tế bào miễn dịch tập trung chủ yếu nhất ở hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Đó cũng chính là những cửa ngõ để vi khuẩn, tác nhân lạ xâm nhập gây hại cho cơ thể.
Như vậy, có thể hiểu cơ bản hệ miễn dịch kém tức là hàng rào bảo vệ của cơ thể bị sự cố, trục trặc, không đủ khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, khi bị suy giảm hệ miễn dịch chúng ta bắt đầu bị đau, cảm cúm, cơ thể mệt nhọc, thậm chí là những chứng bệnh nặng nề hơn. Suy giảm hệ miễn dịch sẽ gây ra những hiệu quả khó lường nếu không được sớm điều trị.
Các loại suy giảm hệ miễn dịch thường gặp
Hiện nay các nhà khoa học chia sự suy giảm hệ miễn dịch thành 2 nhóm cơ bản: Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát và suy giảm hệ miễn dịch thứ phát.
Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát
Tỷ lệ mắc chứng suy giảm hệ miễn dịch tiên phát rơi vào khoảng 1/2000 người. Hệ miễn dịch hoạt động kém đi do sự bất thường của các tế bào và protein. Mà nguyên nhân thường do khiếm khuyết trong gen và đây là vấn đề về di truyền. Vậy nên nếu bố mẹ có hệ miễn dịch yếu ớt thì hãy tìm cách điều trị trước khi sinh con.
Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát
Hệ miễn dịch yếu đi do những tác nhân bên ngoài như bức xạ, vết bỏng nặng, hóa chất, bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng… gọi là suy giảm hệ miễn dịch thứ phát. Chứng bệnh này nếu không đường điều trị sẽ dẫn đến rất nhiều những hệ quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch suy yếu chủ yếu do bẩm sinh hoặc mắc phải những nguyên nhân bên ngoài. Cụ thể:
Hệ miễn dịch kém do bẩm sinh
Một số đứa trẻ thừa hưởng bộ gen khiếm khuyết từ cha hoặc mẹ hoặc cả hai. Điều đó khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy yếu bẩm sinh. Cơ thể của trẻ sẽ khó chống lại được những tác nhân gây bệnh. Hầu hết những đứa trẻ sinh ra từ bố mẹ khỏe mạnh bình thường sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn trẻ sinh ra từ bộ gen lỗi.
Hệ miễn dịch kém do yếu tố bên ngoài
– Lớn tuổi: Khi càng lớn tuổi thì tế bào T càng suy giảm, đó là lý do người cao tuổi rất dễ bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ như bệnh Covid-19 là một ví dụ điển hình.
– Bệnh tiểu đường: Đường huyết thường tăng cao khó kiểm soát là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công. Về lâu dài sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch.
– HIV/AIDS: Vi rút HIV tấn công trực tiếp lên hệ miễn dịch, càng để lâu càng khiến hệ miễn dịch yếu ớt. Cơ thể của người nhiễm bệnh thậm chí còn không chống chọi nổi với bệnh cảm lạnh thông thường.
– Căng thẳng kéo dài: Khi thần kinh bị căng thẳng kéo dài thì các tế bào có nhiệm vụ tấn công virus cũng bị suy yếu đi. Đồng thời khi não bị căng thẳng sẽ kích thích cơ thể sản sinh hormone Cortisol – một thứ gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
– Ăn uống thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống rất quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nếu cơ thể bị suy dinh dưỡng sẽ khiến cho thực bào bị suy yếu đi, hệ miễn dịch không còn chống chọi được với tác nhân gây bệnh.
– Tác dụng phụ của thuốc Tây: Kháng sinh và nhóm thuốc corticoid sẽ gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời chúng cũng có tác dụng phụ là kích thích viêm nhiễm trong cơ thể. Vì vậy, không khó hiểu khi người bệnh phải điều trị dài ngày bằng thuốc Tây thường có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường.
– Lười vận động: Thường xuyên tập luyện sẽ giúp tăng cường hoạt động của các cơ quan, tăng cường tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ít vận động khiến cơ thể dễ mắc chứng béo phì và nhiễm bệnh.
4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém…
Tất yếu là khi hệ miễn dịch kém đi thì cơ thể của chúng ta sẽ bị mắc bệnh. Vậy có những triệu chứng nào chứng minh cho điều đó? Dưới đây là 4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém mà bạn nên chú ý cẩn thận hơn.
1. Bạn hay bị ốm đau
Mỗi khi trái gió trở trời là bạn liền cảm lạnh và bạn đổ lỗi cho thời tiết. Nhưng nguyên nhận thực sự là do hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, những lúc thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở. Có rất nhiều virus trong môi trường và nó bao quanh tất cả mọi người. Nhưng bạn lại hay bị cảm cúm, sụt sùi, sổ mũi, viêm họng hơn những người xung quanh bạn. Điều đó chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn khá yếu ớt.
2. Bạn thường xuyên căng thẳng
Sức khỏe thần kinh và hệ miễn dịch có liên quan mật thiết đến nhau. Khi cơ thể bị căng thẳng sẽ gây yếu hệ miễn dịch và ngược lại. Không phải lúc nào stress cũng do tác động của cảm xúc mà có thể do chính hàng rào bảo vệ cơ thể đã suy giảm.

Hãy thăm khám bác sĩ nếu bạn luôn cảm thấy căng thẳng đầu óc và dễ xúc động dù cuộc sống của bạn trôi qua khá ổn thỏa.
3. Khả năng chịu đựng kém
Ngay cả khi bạn vừa mới thức dậy cách đây 1 giờ đồng hồ và rồi bạn lại lơ mơ, ủ rũ, lúc nào cũng chỉ muốn đi ngủ. Mặc dù tối qua bạn đã ngủ đến 10 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân rất có thể là hệ miễn dịch của bạn đã yếu đi rồi.
4. Bạn thèm ăn ngọt
Đường là một chất gây hại cho hệ miễn dịch vì nó làm suy yếu phản ứng diệt khuẩn của tế bào bạch cầu. Nếu gần đây bạn nạp hơn 100gr đường/ngày thì hãy dừng lại đi vì hệ thống miễn dịch của bạn đang rất yếu đấy.
Và nhiều dấu hiệu khác chứng tỏ bạn bị suy yếu hệ miễn dịch
5. Vết thương lâu lành
Thời gian lành vết thương là một yếu tố đánh giá khá chính xác về hệ miễn dịch của một người. Vậy nên nếu bạn chỉ bị đứt tay nhẹ nhưng kéo dài đến hơn 1 tuần chưa khép miệng. Vậy thì hệ miễn dịch của bạn đang rất yếu rồi.
6. Bạn hay khát nước
Theo các nghiên cứu khoa học cho biết khi hệ miễn dịch hoạt động kém sẽ gây mất nhiều nước, dẫn đến khát nước. Vì vậy, hãy quan sát cơ thể, nếu không vận động gì nặng dẫn đến mất nước, không bị bệnh gì nhưng bạn cứ khô đắng miệng. Chứng tỏ sức đề kháng của bạn đã giảm đi.
7. Bạn gặp vấn đề với hệ tiêu hóa
Khi bạn liên tục gặp những triệu chứng khó chịu ở dạ dày và đường ruột như: Tiêu chảy, táo bón, ợ hơi, ăn không tiêu, đau bụng, nhiễm độc – nhiễm trùng đường tiêu hóa,… Hãy đi khám bác sĩ vì đó là dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng của cơ thể đang rất yếu.
8. Da của bạn xấu hơn
Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến cho việc đào thải độc tố diễn ra chậm chạp, các chất này tích tụ lại trên da và khiến làn da xấu hơn. Tình trạng này nếu không được sớm can thiệp sẽ khiến da xuống cấp, nhanh lão hóa, sạm da, đen da, nám da, sần sùi,…
9. Bạn dễ bị dị ứng
Nếu cơ thể của bạn gần đây cứ hay dị ứng với những thực phẩm mà trước đây bạn ăn bình thường. Hoặc thậm chí da bạn dễ nổi mẩn đỏ khi gặp bụi bẩn hoặc ra gió. Đó là một trong những dấu hiệu khá chính xác báo động hệ miễn dịch của bạn đang gặp trục trặc. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra 1 – 2 lần thì không đáng chú ý, nhưng nếu dị ứng cứ ghé thăm bạn thì hãy cẩn thận.
10. Thị lực của bạn xuống cấp
Mắt của bạn trở nên mệt mỏi hơn, nhìn mờ dần hoặc bạn thường chóng mặt khi thay đổi tầm nhìn. Đừng chủ quan rằng đó là những bệnh về mắt, có thể điều đó còn do sự suy giảm hệ miễn dịch gây nên. Hãy thăm khám tổng quát để có đánh giá chính xác về tình hình sức khỏe của bạn nhé!
11. Nhiễm trùng tái phát nhiều lần
Nhiễm trùng tái phát nhiều lần là dấu hiệu rõ rệt của việc suy giảm hệ miễn dịch. Nếu bạn phải uống kháng sinh hơn 2 lần/năm, với trẻ em là hơn 4 lần/năm. Điều đó chứng minh cơ thể bạn không đủ khả năng bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh. Bao gồm: Nhiễm trùng tai (hơn 4 lần/năm với bất kỳ ai trên 4 tuổi), viêm phổi nhiều lần trong năm, viêm xoang mạn tính. Là những dấu hiệu cảnh báo suy yếu hệ miễn dịch cần được điều trị lập tức.
12. Nhạy cảm với ánh nắng
Khi phải ra nắng bạn cảm thấy rất khó chịu với những triệu chứng trên da như viêm da, phồng rộp, mẩn đỏ, bỏng rát. Đồng thời bạn cũng thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Nhạy cảm với ánh nắng (nhạy cảm với tia cực tím của mặt trời) là một dấu hiệu của hệ miễn dịch kém.
13. Đau khớp
Các rối loạn sức khỏe khác nhau bao gồm cả rối loạn hệ miễn dịch có thể khiến bạn thường xuyên bị đau khớp. Gần đây bạn thường hay đau mỏi xương khớp thì đó có thể là một dấu hiệu suy yếu hệ miễn dịch.
14. Tóc rụng từng mảng
Suy giảm hệ miễn dịch cũng có thể khiến bạn bị chứng rụng tóc từng vùng (alopecia areata). Biểu hiện cụ thể là nang lông, nang tóc bị yếu khiến tóc và lông trên cơ thể rụng thành mảng lớn.
15. Khó nuốt
Khó nuốt hoặc thường xuyên mắc nghẹn ở cổ và vùng ngực có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch bị rối loạn. Lúc này, thực quản của bạn có thể đang bị sưng hoặc tổn thương nên mới gây nên hiện tượng khó nuốt.
16. Cảm giác tê ngứa bàn chân, bàn tay
Trong một số trường hợp ngứa bàn tay, bàn chân có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, được gọi là chứng tự miễn. Hệ miễn dịch đang tấn công vào hệ thần kinh, gây tê ngứa ở các cơ trên tay, chân, ngực…
17. Cân nặng thay đổi không rõ lý do
Tuyến giáp bị tổn thương do một bệnh tự miễn có thể là nguyên nhân gây tăng cân hoặc giảm cân không rõ lý do. Tình trạng tăng / giảm cân bất thường dù thói quen ăn uống và tập luyện không thay đổi có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch.
18. Vàng da hoặc vàng mắt
Bệnh viêm gan tự miễn cũng là một trong những nguyên nhân gây vàng da, vàng mắt ở người bệnh. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn gặp những tình trạng này nhé!
Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể?
Hệ miễn dịch kém là một vấn đề hệ trọng đối với bất kỳ ai. Khi bạn nhận thấy cơ thể có một vài trong số những dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém trên đây. Hãy nhanh chóng cải thiện tình hình, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Dưới đây là một số biện pháp hay ho được các bác sĩ khuyến cáo, hãy thử áp dung bạn nhé!
1. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một cơ thể khỏe mạnh có liên quan mật thiết với những gì bạn ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, khi hệ miễn dịch của bạn có dấu hiệu suy yếu, hãy nạp nhiều vitamin & khoáng chất để cải thiện tình hình này.
– Hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ để giúp đường ruột khỏe mạnh, chống chọi tốt những chứng viêm nhiễm. Trái cây, rau xanh, quả hạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ bạn nên ăn hàng ngày.
– Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua, sữa chua uống, đồ lên men,.. giúp bổ sung hệ vi sinh vật có lợi vào trong cơ thể. Chúng sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch tấn công tác nhân gây bệnh tốt hơn.
– Bạn cũng nên ăn nhiều tỏi, gừng, gia vị tự nhiên để giúp cơ thể mạnh mẽ, chống chọi tốt với nhiều chứng bệnh.
– Hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các chất trong khẩu phần ăn. Mỗi ngày bạn cũng nên ăn đủ 3 bữa chính, thêm 2 bữa phụ, chú ý bổ sung trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa để tăng cường sức khỏe.
– Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng thuốc lá (tránh hít khói thuốc lá thụ động), rượu bia, chất kích thích, đường. Bởi vì đó là những chất khiến hệ miễn dịch suy yếu.
2. Tập thể dục, thể thao đều đặn
Tập luyện quá sức hoặc với cường độ cao có thể ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên một số bài tập vừa sức với bạn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, hàng ngày hãy chăm chỉ tập thể dục thể thao chừng 20 – 30 phút. Bạn có thể đi bộ, bơi, đánh bóng chuyền, chạy bộ, đi xe đạp, leo cầu thang, tập thiền, yoga,… Vừa giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, giảm viêm và giúp tế bào miễn dịch tái tạo mạnh mẽ.
3. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch. Lý do là khi não căng thẳng sẽ kích thích sản sinh Cortisol một chất ức chế hoạt động hệ miễn dịch trung ương. Quá căng thẳng cũng tăng phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể và làm cho tế bào miễn dịch hoạt động kém hơn.
4. Uống đủ nước và nên dùng nước ion kiềm
Uống đủ nước là cực kỳ quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên uống nước thông thường là chưa đủ, các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản khuyên chúng ta nên uống nước ion kiềm. Loại nước này cực kỳ tốt cho sức khỏe bởi vì:
- Nước ion kiềm giàu hydrogen, có khả năng chống oxy hóa tốt, loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể.
- Nước ion kiềm giúp cân bằng lại độ pH trong cơ thể.
- Nước ion kiềm còn giàu vi khoáng chất như Na, Kali, Magie,… có thể tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả.
5. Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Uống thuốc kháng sinh quá liều có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu. Bởi vì thuốc kháng sinh liều cao không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn tiêu diệt luôn những lợi khuẩn và tế bào kháng thể của hệ miễn dịch. Điều đó đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch không còn khả năng chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn, virus.
6. Tiêm đủ vacxin phòng bệnh
Tiêm chủng đầy đủ là một biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả nhất hiện nay. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ những chủng văc-xin cơ bản để tăng cường hệ thống bảo vệ của cơ thể. Bố mẹ nên cho bé đi tiêm chủng đúng lứa tuổi, đúng lịch, đủ và đúng loại văc-xin, để tạo nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh, lâu dài, hiệu quả cho bé.
7. Nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng
Các nhóm thực phẩm chức năng được điều chế theo công thức khoa học, lấy những tinh chất quý từ thiên nhiên. Cho nên chúng có thể bồi bổ sức khỏe, bổ sung vitamin, khoáng chất… Thường xuyên sử dụng những thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe cũng là biện pháp giúp cải thiện nâng cao hệ miễn dịch.
8. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Dịch Covid-19 đã giúp chúng ta ý thức hơn trong việc hạn chế tiếp xúc với người bệnh, mang khẩu trang, khử trùng sạch sẽ vật dụng và tay,… Và đây cũng được xem là cách bảo vệ cơ bản dành cho những ai có hệ miễn dịch yếu ớt kể cả trong ngày thường. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm bệnh để khỏi bị lây nhiễm.
Yến sào tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ cho người dùng
Tổ yến chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá, 18 axit amin thiết yếu, 31 nguyên tố vi khoáng chất, hàm lượng đạm cao, giàu năng lượng, ít chất béo… Vì vậy từ lâu yến sào đã được xem là thực phẩm siêu bổ dưỡng dành cho con người.
Bất kể đối tượng nào dù là em bé (trên 1 tuổi), phụ nữ mang thai, người già, người ốm dậy đều có thể sử dụng tổ yến để tẩm bổ, tăng cường sức khỏe. Với những dưỡng chất tuyệt vời như trên, tổ yến có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, kích thích ăn uống ngon miệng và tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Ăn tổ yến còn tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Tổ yến có tác dụng an thần, tốt cho việc thanh nhiệt, giải độc gan thận. Tổ yến có nhiều chất hỗ trợ kiểm soát đường trong máu, rất tốt đối với người bệnh tiểu đường. Bà bầu ăn tổ yến không những khỏe khoắn mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện….
- Axit Threonine không chỉ kích thích sản sinh collagen và elastin làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, giúp làn da săn chắc mịn màng. Đây cũng là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường đào thải độc tố ở gan, giúp da đẹp và hệ thống bảo vệ của cơ thể hoạt động hiệu quả.
- Axit Sialic có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt giúp cơ thể chống chọi tốt với các dạng virus cúm.
- Acid Valine có vai trò điều hòa protein, giúp lên cơ, lên cân an toàn cho mọi người, rất tốt với những người tập luyện thể thao.
- Canxi, magie, sắt trong tổ yến tốt cho trí não, hệ thần kinh, tăng cường hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Acid Glucosamine trong tổ yến giúp xương khớp sụn gân chắc khỏe, ngăn chặn bệnh đau khớp thường gặp ở người bị suy yếu hệ miễn dịch.
- Acid Tryptophan trong tổ yến giúp ngủ ngon, có thể điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Từ đó có thể giúp nâng cao hệ miễn dịch.
- Tổ yến cũng được chứng minh có thể giúp tăng tế bào B-cells trong cơ thể, tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại, kể cả tế bào ung thư. Tổ yến có thể hỗ trợ tốt cho bệnh nhân điều trị xạ trị ung thư.

Nàng Yến – 10 năm kinh nghiệm trong ngành yến, tự hào mang đến những sản phẩm yến thô nguyên tổ, yến tinh chế, yến chưng tươi chất lượng thượng hạng đến với khách hàng. Chúng tôi cam kết 100% yến sào cao cấp không pha trộn tạp chất, tuyệt đối không có hàng giả.
Đặc biệt, yến chưng tươi Nàng Yến còn được chưng cách thủy với nước ion kiềm. Một sản phẩm bổ dưỡng lại được chưng cất đúng quy trình bằng loại nước uống tốt nhất theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng. giờ đây, bạn không còn lo lắng ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch. Bởi đã có dòng yến chưng tươi độc đáo của Nàng Yến.
Tham khảo ngay các sản phẩm yến chưng tươi Nàng Yến bên dưới bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: