NGƯỜI BỊ UNG THƯ CÓ NÊN ĂN YẾN SÀO KHÔNG ?

UNG THU CO NEN DUNG YEN SAO

#Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?

Trong những năm gần đây, yến sào đã trở thành một chủ đề nóng bỏng trong cộng đồng người bệnh ung thư. Với lịch sử sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền và giá trị dinh dưỡng cao, yến sào được xem như một “phép màu” đối với sức khỏe. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Liệu yến sào có thực sự hữu ích cho người bệnh ung thư? cùng Nàng Yến tìm hiểu thông tin

Yến sào tốt cho các bệnh nhân ung thư - Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không
Yến sào tốt cho các bệnh nhân ung thư – Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không

HIỂU BẢN CHẤT CỦA BỆNH UNG THƯ

Ung thư là một bệnh lý phức tạp xảy ra khi các tế bào trong cơ thể bắt đầu phát triển mất kiểm soát, vượt qua các cơ chế điều tiết bình thường của cơ thể. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng của khối u, có khả năng xâm lấn vào và phá hủy các mô xung quanh hoặc di căn đến các bộ phận khác của cơ thể qua hệ thống máu hoặc bạch huyết, gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các loại ung thư được xác định dựa trên loại tế bào gốc từ đó chúng bắt nguồn và có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Quy trình điều trị ung thư thường đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp, bao gồm phẫu thuật để loại bỏ khối u, liệu pháp bức xạ (tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, và hóa trị liệu, sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Ung thư có những đặc trưng chính sau:

  • Tế bào phát triển và nhân lên một cách vô độ.
  • Khả năng xâm lấn và phá hủy mô xung quanh.
  • Có khả năng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra ung thư rất đa dạng, bao gồm yếu tố gen di truyền, tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường, lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uống kém, hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, và một số bệnh lý khác. Những yếu tố này gây ra sự thay đổi trong cấu trúc gen của tế bào, dẫn đến sự phát triển bất thường và mất khả năng điều tiết của tế bào.

Các tế bào ung thư có khả năng đánh lừa hệ thống miễn dịch, tránh bị tiêu diệt tự nhiên và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chúng cũng có khả năng tạo ra mạng lưới mạch máu riêng để nuôi dưỡng bản thân, một quá trình gọi là angiogenesis, giúp chúng phát triển và lan rộng nhanh chóng hơn.

 

Cơ chế gây ung thư - Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?
Cơ chế gây ung thư – Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?

NGƯỜI BỆNH UNG THƯ CÓ NÊN SỬ DỤNG YẾN SÀO

1. Yến Sào Qua Lăng Kính Khoa Học:

Các nghiên cứu khoa học đã cung cấp bằng chứng vững chắc về lợi ích của yến sào. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí “Nutrients” năm 2020 đã chỉ ra rằng, yến sào chứa hơn 18 loại axit amin, trong đó có các axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Những axit amin này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau các đợt điều trị ung thư.

Đặc tính ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ miễn dịch của chiết xuất tổ yến được tiêu chuẩn hóa đối với dòng tế bào ung thư vú ở người – Nghiên cứu này khảo sát tác động của chiết xuất EBN đối với tế bào ung thư vú và tế bào miễn dịch của con người, cho thấy tiềm năng là một tác nhân chống ung thư mà không có tác dụng có hại đối với tế bào miễn dịch của con người (Lee et al. cộng sự, 2023) .

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Hindawi.com – một tạp chí uy tín trên thế giới về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y học đã chỉ ra ăn yến sào hoàn toàn không làm tăng sinh tế bào ung thư.

Đặc biệt còn có nghiên cứu (xem nghiên cưu) khẳng định chiết xuất tổ yến thúc đẩy sự phát triển của tế bào gốc mỡ nhân (hADSCs) bằng cách tăng sản xuất IL-6 và VEGF thông qua kích hoạt các đường dẫn tế bào quan trọng như MAPK và NF-κB. Điều này cho thấy khả năng ứng dụng của EBNE trong việc cải thiện khả năng tự tái sinh và tăng trưởng của tế bào gốc, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực y học tái tạo.

2. Góc Nhìn Y Học Cổ Truyền:

Yến sào, hay tổ yến, là một sản phẩm được đánh giá cao trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong y học Đông Á, bao gồm cả y học Trung Quốc và y học Việt Nam. Được làm từ tổ của loài chim yến, yến sào được cho là có nhiều lợi ích sức khỏe như bổ phổi, dưỡng âm, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường năng lượng.

Theo quan điểm của Đông y, yến sào giúp cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng cường khí huyết, giúp cơ thể kháng bệnh và phục hồi nhanh chóng sau bệnh tật.

  • Bổ Phế: Giúp cải thiện chức năng của phổi, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Dưỡng Âm: Tăng cường tình trạng âm trong cơ thể, giúp cơ thể mềm mại, ẩm ướt, đặc biệt tốt cho da và giảm tình trạng khô, thiếu hụt dịch cơ thể.
  • Tăng Cường Sức Khỏe Tổng Thể: Cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng và khả năng phục hồi sau bệnh tật.

TÁC DỤNG CỦA YẾN SÀO ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học NCBI – (National Center for Biotechnology Information);– viện y tế quốc gia Hoa Kì đã kết luận rằng:

Yến sào làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây nên. Các cơ chế cơ bản là Yến sào đã tham gia vào sự gia tăng;và kích hoạt các tế bào B-cell và sự tiết ra các kháng thể của tế bào. Kết quả cho thấy tiêu thụ yến sào trong 30 ngày; có thể làm giảm sự ức chế miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu. Vì vậy, chúng tôi kết luận và gợi ý rằng yến sào có thể được sử dụng như là một liệu pháp bổ trợ để giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu.”

Trong thành phần của yến sào có thứ hơn 18 loại các acid amin, giàu protein, hàm lượng các vitamin và khoáng chất khác như serine, tyrosine, aspartic, phenylalanine … Đặt biệt là axít Sialic cũng rất cao. Axit sialic Giúp ngăn cản và giúp tế bào miễn dịch phát hiện ra tế bào xấu và tiêu diệt – Xem thêm video để hiểu thêm về cơ chế này.

Video : xem Acide sialic gắn trên màng tế bào, nó có tác dụng rất quan trọng nhiều hoạt động sống của tế bào và bảo vệ bạn khỏi tế bào ung thư 

Ngoài ra

Với người bệnh ung thư phải trải qua quá trình xạ trị gây nhiều đau đớn, suy giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu làm suy giảm sức đề kháng, suy giảm chuyển hóa gây khó cầm máu khi có vết thương lớn.

Trong tổ yến  có chứa axit aspartic có tác dụng trong việc tăng trưởng các mô cơ, tái tạo tế bào từ đó có thể giúp nhân đôi lượng hồng cầu, phần nào cân bằng lại lượng hồng cầu đã mất.

Người bệnh ung thư còn rất hay gặp phải triệu chứng buồn nôn, khô miệng, lỡ miệng, khó nuốt, sụt cân làm giảm cảm giác thèm ăn. Yến sào lúc này sẽ là lựa chọn thông minh bởi yến sào có tác dụng kích thích vị giác, làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Sợi yến mềm sẽ dễ dùng hơn với người bệnh. Sử dụng yến đều đặn giúp người bệnh hấp thu tối đa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng tái tạo tế bào, tăng sức đề kháng của cơ thể. Với chế độ ăn uống và luyện tập nghỉ ngơi hợp lý, bệnh nhân sẽ dần ổn định lại sức khỏe.

Yến chưng đường phèn - Thương hiệu Nàng Yến
Yến chưng đường phèn – Thương hiệu Nàng Yến

Câu Chuyện Thực Tế:

Câu chuyện 1 

Người thân của tôi bị ung thư đại trực tràng 2 năm, hiện đang điều trị tái phát và đã di căn hạch ổ bụng, phổi, đang theo dõi di căn xương. Kỳ này hóa trị 6 toa nhưng mệt quá ăn không được hay ói nên sụt cân. Nhiều người nói yến rất tốt cho bệnh nhân ung thư. Tôi muốn mua yến về tẩm bổ nhưng lại thấy có nhiều thông tin cho rằng ăn yến thì tế bào ung thư càng phát triển nhanh hơn. Bác sĩ cho tôi lời khuyên sử dụng như thế nào cho hợp lý, an toàn? Xin cảm ơn! (Vũ Thị Mai, Hà Đông, Hà Nội)“( nguồn )

Bác sĩ Hà Vũ Thành từ Bộ phận Nội soi và Thăm dò chức năng tại Bệnh viện K trung ương chia sẻ rằng, việc sử dụng yến sào cho bệnh nhân ung thư cần được xem xét cẩn trọng theo từng thời điểm. Ông khuyên rằng, sử dụng yến sào nên được thực hiện sau khi bệnh nhân đã hoàn tất các giai đoạn điều trị chính như phẫu thuật, hóa trị, hoặc xạ trị, để tối ưu hóa việc hấp thụ dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.

Mặt khác, bác sĩ Thành cũng lưu ý về những trường hợp bệnh nhân sau khi tiến hành cắt bỏ đại tràng hoặc ruột già đã trải qua tình trạng đau bụng và rối loạn tiêu hóa sau khi dùng yến sào như một biện pháp tẩm bổ.

Ông nhấn mạnh, những phản ứng này biến mất sau khi ngừng sử dụng yến sào. Do đó, đối với bệnh nhân ung thư, việc sử dụng yến sào nên giới hạn ở liều lượng từ 3-5g mỗi lần và không nên vượt quá ba lần mỗi tuần. Để giảm thiểu nguy cơ phản ứng phụ, bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân tránh kết hợp yến sào với các loại thịt như thịt heo hay thịt bò.

Câu chuyện 2 

Chào bác sĩ. “Bố cháu bị ung thư hiện đang làm các bước truyền hóa chất và xạ trị ung thư dẫn đến buồn nôn, chán ăn. Cho cháu hỏi ăn yến chưng thì có làm tế bào ung thư phát triển hay không? Cám ơn bác sĩ. Trịnh Ngọc Anh (1996)”

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Hải – Bác sĩ Nội ung bướu – Khoa Nội ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa chất và xạ trị, một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn mửa, và mất cảm giác thèm ăn có thể xuất hiện.

Để giải quyết vấn đề này, không chỉ cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ các chất cần thiết mà sự can thiệp của bác sĩ cũng rất quan trọng để giảm thiểu những biểu hiện không mong muốn đó. Về việc sử dụng yến chưng, không có bằng chứng nào cho thấy nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư, tuy nhiên, nó không được coi là một giải pháp ưu tiên để giảm bớt các triệu chứng nêu trên.

CÁCH DÙNG TỔ YẾN CHO NGƯỜI UNG THƯ

Cơ thể của bệnh nhân ung thư thường rất yếu, thường xuyên có triệu chứng buồn nôn, chán ăn và bị giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Để người bệnh dễ sử dụng ta nên sử dụng phương pháp chưng yến cùng một số loại thảo mộc như táo đỏ, kỳ tử, nhân sâm, gừng,.. và đặc biệt là hạt sen để giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Khi chưng ta nên chưng yến mềm hơn để người bệnh dễ nuốt. Cách dùng tổ yến cho người bệnh ung thư.Ta nên sử dụng 3 – 5 gram yến/lần, mỗi tuần 3 lần và không nên dùng chung với các loại thịt đỏ (như thịt heo, thịt bò,…).

Nên cho người bệnh dùng yến vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc 1 giờ trước khi đi ngủ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra để giúp người bệnh luôn thoải mái nên lên kế hoạch cho một chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp để giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe từ đó chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Yến tinh chế - Thương hiệu Nàng Yến - Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không
Yến tinh chế – Thương hiệu Nàng Yến – Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không

Nàng Yến hy vọng Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không? này cung cấp thông tin hữu ích cho quý vị.

Nguồn : Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổ yến
Yến chưng tươi
Quà tặng DN
Liên hệ