Bài viết : Uống gì tốt cho dạ dày – Top 10 thức uống giúp bệnh nhân dễ chịu hơn
Với khoảng hơn 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ở người Việt. Đó là một con số rất đáng lo ngại. Bởi lẽ bệnh có thể biến chứng nặng dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.
Để điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày cần kết hợp phác đồ của bác sĩ và chế độ dinh dưỡng cân bằng. Vậy người bệnh đau dạ dày nên ăn gì, uống gì tốt cho dạ dày? Hãy cùng Nàng Yến tìm câu trả lời qua bài viết sau đây!

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Biểu hiện và nguyên nhân
Có rất nhiều lý do có thể khiến một người bị bệnh vieme loét dạ dày – tá tràng. Và bệnh này cũng có khá nhiều triệu chứng nhận biết.
Biểu hiện của bệnh
Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu người bệnh sẽ gặp những triệu chứng điển hình như sau:
- Cảm giác đầy bụng, chướng bụng, ăn uống khó tiêu: Đây được xem là triệu chứng sớm của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Và đáng tiếc là đa phần chúng ta bỏ qua sự nguy hiểm của chúng.
- Đau bụng vùng thượng vị: Đây được coi là biểu hiện điển hình nhất của viêm loét dạ dày – tá tràng. Và khi có những cơn đau này bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Lúc đó niêm mạc dạ dày đã bị loét, bị tổn thương, lại chịu tác động của dịch vị dạ dày (axit). Do đó sẽ có cơn đau vô cùng khó chịu, tần suất dày đặc hơn, cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Các dấu hiệu rất nặng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Khi bệnh đã có biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: Nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen. Đi ngoài phân đen. Chóng mặt, choáng váng, có dấu hiệu thiếu máu.
- Ngoài ra, những triệu chứng nhẹ của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường gặp: Ợ chua, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn mửa, chán ăn, sụt cân…

Nguyên nhân gây bệnh
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ nhanh chóng bị axit trong dịch vị dạ dày tấn công. Nếu bạn không sớm phát hiện ra những triệu chứng rất nhẹ ban đầu, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?
- Nhiễm khuẩn: Đa số những người bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn HP tồn tại trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày và không gây bệnh. Chỉ khi lớp niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn HP sẽ gây bệnh viêm loét dạ dày ngay lập tức.
- Với những trường hợp điều trị bệnh lâu ngày với các loại thuốc như: steroid, aspirin, ibuprofen… cũng gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Ngoài hai nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, còn có những yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ vieme loét dạ dày tá tràng ở người đã nhiễm vi khuẩn HP.
- Uống rượu bia thường xuyên sẽ gây mòn lớp chất nhầy ở niêm mạc dạ dày. Kích thích tăng tiết axit dạ dày.
- Thường xuyên căng thẳng kéo dài dễ gây bệnh đau dạ dày
- Ăn uống không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày.

Gợi ý chế độ ăn uống giúp bệnh dạ dày – tá tràng hồi phục nhanh
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với bệnh đau dạ dày. Người bệnh nên cải thiện lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nên ăn những thực phẩm tốt cho dạ dày. Đồng thời hạn chế những thực phẩm không tốt cho dạ dày. Vậy nên ăn uống gì tốt cho dạ dày? Cùng Nàng Yến đi tìm câu trả lời!
1. Thực phẩm nên ăn tốt cho dạ dày
Những thực phẩm có tác dụng “vá lành” niêm mạc dạ dày hoặc hữu ích trong quá trình chữa lành vết loét niêm mạc dạ dày. Hoặc những thực phẩm có thể giảm tiết axit dạ dày được tin dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân dạ dày.
Chuối
Đứng đầu trong danh sách thực phẩm tốt cho dạ dày là chuối. Quả chuối có thể trung hòa được nồng độ axit quá cao trong dịch vị dạ dày và có khả năng giảm viêm dạ dày.
Hơn nữa, chuối cũng có hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng kali thiếu hụt do bệnh nhân nôn ói. Chất xơ pectin trong quả chuối giúp giảm chứng tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Trong khi đó chất đường bột trong chuối cung cấp nhiều năng lượng cho người bệnh.

Nghệ và mật ong
Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong là một trong những bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Tác dụng của tinh bột nghệ có khả năng chống viêm, điều tiết dịch vị dạ dày, kiềm hóa độ axit của dịch dạ dày.
Trong khi đó mật ong giúp giảm viêm, tránh kích ứng dạ dày, điều tiết nồng độ axit trong dạ dày. Vì vậy, với bệnh nhân đang bị iêm loét dạ dày hãy uống tinh bột nghệ pha cùng mật ong để cải thiện tình hình.

Cơm
Khi bị đau dạ dày bạn nên ăn cơm mềm, cơm dễ tiêu hóa và có khả năng thấm hút axit trong dạ dày. Cơm cũng đồng thời hấp thu được những chất lỏng trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy.
Bạn có thể thay thế cơm bằng bánh mì trắng, xôi, bánh chưng, cháo, khoai… Chú ý, nên hạn chế đồ ăn giàu chất xơ khi đang bị bệnh lý dạ dày. Vì chất xơ khó tiêu hóa hơn so với các chất khác. Vậy nên bạn đừng nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, nếp lứt, ngô (bắp),… khi đang bị đau dạ dày nhé.

Canh/Soup
Thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp, canh,… mềm và dễ tiêu hóa, không gây áp lực thêm cho dạ dày đang đau. Hơn nữa, các loại đồ ăn này chứa nhiều nước. Giúp làm loãng nồng độ axit trong dịch vị dạ dày. Thức ăn dễ được tiêu hóa hơn và đỡ tổn thương niêm mạc dạ dày hơn.

Đậu bắp
Đậu bắp có nhiều chất nhầy cùng các vitamin B, C, E và chất dinh dưỡng quan trọng. Chất nhầy của đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Nó có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Giảm thiểu các nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày. Đồng thời chất nhầy trong quả đậu bắp còn giúp vết loét dạ dày nhanh lành hơn.

Sữa chua
Sữa chua chứa hàm lượng lớn probiotic và các enzyme, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đối với người bị đau dạ dày nên ăn sữa chua không béo để giảm kích thích dạ dày. Đồng thời sữa chua không béo còn giúp tạo nên một lớp đệm trên niêm mạc dạ dày. Đỡ bị dịch vị dạ dày làm viêm loét khi có những tổn thương.
Người bị đau dạ dày có thể bắt đầu ăn một lượng ít sữa chua và theo dõi phản ứng của cơ thể. Sau đó có thể ăn nhiều hơn hoặc dùng với một lượng phù hợp.

2. Thực phẩm nên tránh ăn khi đang bị đau dạ dày
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn để giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng trên đây. Người bệnh cũng cần hạn chế hoặc kiêng ăn những đồ ăn không có lợi dưới đây:
- Đồ ăn / thực phẩm có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày: Rượu, bia, đồ uống có cồn, trà đặc, cà phê. Các loại gia vị cay nóng, tiêu, gừng, ớt. Các loại rau đậu già, rễ cây. Các món ăn chế biến kiểu chiên xào có nhiều dầu mỡ, tẩm ướp nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn…
- Thực phẩm gây tăng tiết axit dạ dày: Thực phẩm chua (giấm ăn, mẻ,…), trái cây có vị chua (chanh, cam, xoài, quýt, khế,…), món ăn có vị chua (lẩu thái, đồ xào chua ngọt, gỏi chua…)
- Thực phẩm dễ gây đầy bụng, ợ hơi như nước ngọt có gas, dưa cà muối, hẹ, cần tây, giá đỗ,…

3. Ăn uống đúng cách cho người bị đau dạ dày
Chế biến thức ăn đúng cách và biết cách ăn uống khoa học cũng giúp cải thiện bệnh đau dạ dày tốt hơn. Dưới đây là một số chú ý được bác sĩ khuyến cáo giúp ngăn ngừa bệnh đau dạ dày:
- Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn đồ ăn thái nhỏ, nấu chín mềm, nên chế biến kiểu hấp – luộc – om. Các món ăn này dễ tiêu hóa, nhanh hấp thu hơn, nhẹ nhàng với dạ dày hơn đồ ăn kiểu chiên, xào, rán.
- Mỗi bữa ăn nên ăn vừa đủ hoặc ăn hơi ít một chút để không gây áp lực cho dạ dày. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa dịch vị.
- Khi ăn chú ý nhai kỹ, ăn chậm. Tập trung ăn uống để tăng cường bài tiết nước bọt, thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Nên tránh vừa ăn vừa nói chuyện hay đọc báo, xem phim.
- Không nên ăn quá no khiến dạ dày phình to, co bóp yếu, tăng cọ xát gây đau. Cũng không nhịn đói, dạ dày rỗng sẽ co bóp mạnh gây đau, thậm chí xuất huyết dạ dày.
- Tránh đồ ăn quá đặc khiến dịch vị khó thấm vào để tiêu hóa hết khối thức ăn. Cũng không nên ăn quá loãng sẽ bị loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn.
- Bạn cũng cần tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều khiến dạ dày bị co bóp mạnh gây đau. Đồ ăn tốt nhất là đồ ấm khoảng 40 – 50 độ để dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, tốt cho dạ dày.

Uống gì tốt cho dạ dày – 10 loại nước tốt nhất được bác sĩ khuyến khích
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho dạ dày. Một số đồ uống cũng giúp người đang đau dạ dày dễ chịu hơn. Vậy uống gì tốt cho dạ dày? Có 10 thức uống giúp bệnh đau dạ dày dễ chịu hơn bạn có thể thử.
Nước gừng
Gừng chứa các chất chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, với bệnh đau dạ dày, nếu uống một ly trà gừng ấm sẽ thật tuyệt. Nước gừng giúp giảm ngay sự khó chịu do đau dạ dày. Bạn chỉ cần thái gừng thành lát mỏng. Hãm trong nước sôi chừng 10 phút, thêm vài giọt mật ong để dễ uống hơn.

Nước ép nha đam
Nha đam là một loại thực phẩm tuyệt vời bởi nó có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn mạnh mẽ. Nha đam được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng hoặc ngăn chặn chảy máu trong.
Với người bị đau dạ dày, thường xuyên uống nước nha đam có thể đỡ đau hơn. Nước nha đam còn giúp giảm đau bụng, chữa táo bón, giúp hệ tiêu hóa dễ chịu hơn. Buổi sáng bạn hãy uống một ly nước ép nha đam để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa nhé!

Nước chanh
Nghe có vẻ khó tin vì thường thực phẩm nhiều axit như chanh, cam, quất,… sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra. Uống chanh cùng với nước ấm có thể giảm buồn nôn, ói mửa, khó tiêu.
Bạn hãy pha khoảng 200ml nước ấm cùng 3 thìa nước cốt chanh để có hiệu quả tốt và không hại cho dạ dày. Ngày có thể uống 1 – 2 ly nước chanh ấm để đỡ đau dạ dày.
Trà hoa cúc
Công dụng chính của trà hoa cúc là giảm đau bụng, làm dịu lại đường tiêu hóa và đỡ bị chuột rút. Nếu bạn là người bị đau dạ dày thì hãy làm thân với trà hoa cúc để cải thiện tình hình nhé.
Giấm táo
Giấm táo có khả năng giảm đau dạ dày đáng kể và được tin dùng. Trường hợp nên uống giấm táo là khi bụng bị khó tiêu, đầy bụng và có những triệu chứng đau dạ dày. Bạn cho một muỗng cà phê giấm táo và một ly nước ấm rồi uống ngày 3 lần trước bữa ăn. Những biểu hiện khó chịu ở dạ dày có thể thuyên giảm.
Nước muối ấm
Uống gì tốt cho dạ dày phải kể đến nước muối ấm. Bạn chỉ cần cho 2 muỗng cà phê muối biển vào cốc nước ấm. Khuấy cho muối tan đều rồi uống liền, cơn đau dạ dày sẽ giảm bớt.
Nước hạt thì là
Hạt thì là được biết đến với công dụng giải trừ các triệu chứng đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Với bệnh nhân đau dạ dày, hạt thì là cũng giúp bệnh thuyên giảm. Vậy nên uống gì tốt cho dạ dày bạn hãy thử uống nước hạt thì là xem sao nhé.
Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần lấy ít hạt thì là đun sôi với nước. Sau đó đợi nước âm ấm rồi thêm vào chút nước cốt chanh. Bạn hãy uống loại nước này trước bữa ăn chừng 30 phút để đỡ bị đau dạ dày. Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Trà từ hạt bạch đậu khấu
Trà từ hạt bạch đậu khấu là một loại nước uống tốt cho dạ dày bạn nên thử. Với công thức rất đơn giản như sau: Lấy một ít hạt bạch đậu khấu luộc sôi lên, thêm ít hạt thì là vào đun cùng, sôi lên lần nữa thì tắt bếp. Hãy chắt lấy phần nước uống 3 lần/ngày. Uống thường xuyên loại nước hạt bạch đậu khấu sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng đau dạ dày.
Nước ép lá bạc hà
Nước ép lá bạc hà có nhiều tinh dầu quý. Có khả năng giảm ngay triệu chứng nôn mửa, buồn nôn, khó tiêu… Nước ép lá bạc hà cũng giúp giảm đau dạ dày, ăn uống khó tiêu. Bạn có thể thử nhai vài lá bạc hà hoặc làm nước ép lá bạc hà để giảm bớt triệu chứng khó chịu ở dạ dày.

Nước từ hạt carom
Đun một ít hạt carom lên cho sôi rồi thêm chút muối. Để nguội và uống trước bữa ăn sẽ giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày, khó chịu, buồn nôn.
Yến sào và bệnh đau dạ dày
Yến sào từ lâu đã được mệnh danh là “thực phẩm vàng” quý giá đối với sức khỏe. Tuy nhiên, với những người đang bị bệnh cũng có nhiều chú ý khi ăn yến sào. Đối với bệnh đau dạ dày có nên ăn yên sào hay không?
1. Người bị đau dạ dày có nên ăn yến sào không?
Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong thành phần tổ yến có nhiều chất có ích đối với bệnh đau dạ dày. Bao gồm:
- Threonine: Đây là chất giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Cho nên người đang bị đau dạ dày ăn yên sào có thể đỡ đau, đỡ khó chịu hơn. Chất Threonine còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, tốt cho bệnh dạ dày.
- Leucine: Chất này có vai trò chính trong việc thúc đẩy niêm mạc dạ dày hồi phục vết loét.
- Phenylalanine: Có tác dụng cải thiện vị giác, giúp người bệnh dạ dày có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
- Đối với phụ nữ mang thai bị đau dạ dày rất nên ăn yến sào. Bởi vì tổ yến sẽ giúp giảm những đơn đau, làm dễ chịu dạ dày hơn. Đồng thời bà bầu ăn yến sào còn tốt cho thai nhi. Giải tỏa căng thẳng ở mẹ bầu, hạn chế dị tật thai nhi bẩm sinh.
- Yến sào cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là protein (55 – 60%/100gr), 18 loại axit amin và hơn 31 nguyên tố đa vi lượng. Do đó, yến sào được xem là thực phẩm bồi bổ tốt cho sức khỏe. Ăn yến sào giúp bệnh nhân đau dạ dày đủ sức chống chọi với bệnh tật. Tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn nhiều chứng bệnh khác.
- Ngoài ra, ăn yến sào còn mang đến những công dụng tuyệt vời khác: Bổ máu, hỗ trợ xương khớp, tăng cường tái tạo tế bào, giúp làm đẹp da, tốt cho sức khỏe sinh sản,…
Như vậy..
Như vậy, ăn yến sào hoàn toàn tốt cho người bị bệnh đau dạ dày. Không những vậy, yến sào còn giúp người bệnh nhanh hồi phục và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn không cần băn khoăn bị đau dạ dày có nên ăn yến sào không nhé.

2. Cách dùng yến sào tốt nhất với người đau dạ dày
Giải đáp thắc mắc uống gì tốt cho dạ dày? Bạn hãy thường xuyên uống yến sào để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng cũng như ngăn ngừa mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên, ăn yến sào thế nào cho tốt với người đau dạ dày cũng có nhiều chú ý.
- Bạn hãy kiên trì ăn yến với hàm lượng nhỏ mỗi ngày. Tối đa chỉ nên dùng 20g yến/lần. Mỗi tuần ăn khoảng 4 lần là vừa đủ.
- Với những trường hợp vừa bị đau dạ dày vừa có triệu chứng tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, nhiễm phong hàn, bị cảm mạo, nhức đầu… Hãy điều trị bệnh trước rồi mới dùng yến bồi bổ sau.
- Chế biến tổ yến tốt nhất cho người bệnh đau dạ dày nên chưng đường phèn. Ngoài ra còn món cháo thịt bằm tổ yến, cháo yến bồ câu, gà hầm yến… Chú ý không nên thêm dầu mỡ vào món ăn từ yến sào dành cho người đau dạ dày.
- Tổ yến chỉ nên chưng cách thủy là tốt nhất để giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng. Ngoài ra, với món cháo hay món hầm. Hãy cho tổ yến vào sau cùng (còn 5 – 10 phút nữa món ăn chín), để đảm bảo yến sào giữ được dinh dưỡng quý.
- Người bị bệnh dạ dày nên ăn yến lúc bụng đói để đỡ đau và yến sào được hấp thu tốt nhất.

Lời kết
Như vậy, qua những thông tin chia sẻ trên đây, Nàng Yến tin rằng bạn đã giải đáp được: Uống gì tốt cho dạ dày? Và có nên uống yến sào khi đang bị đau dạ dày hay không. Yến sào rất hữu ích với người bị đau dạ dày.
Tuy nhiên, bạn hãy chú ý đến cách chế biến phù hợp và đặc biệt là mua yến sào ở địa chỉ uy tín. Bởi vì yến sào giả tràn lan trên thị trường. Nếu dùng phải yến giả không những chẳng mang đến tác dụng gì. Thậm chí ăn yến giả còn khiến bệnh dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn muốn mua những hũ yến chưng tươi hảo hạng? Hoặc những combo tổ yến tinh chế cao cấp. Hãy liên hệ ngay với Nàng Yến để được lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất.

Chất lượng hảo hạng, 100% yến sào đạt chuẩn “vàng” từ Nàng Yến. Sẽ mang đến cho bạn những món quà sức khỏe quý giá, tốt cho người bị đau dạ dày và nhiều chứng bệnh khác.
Có thể bạn quan tâm: