Bài viết: MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU NÊN ĂN GÌ ĐỂ VÀO CON??!
…………………………
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con là câu hỏi quan trọng mà bất cứ bà bầu nào cũng cần phải nắm được câu trả lời. Bởi vì thai kỳ 3 tháng đầu tiên cực kỳ yếu ớt, chưa ổn định và rất dễ đối mặt với nguy cơ sẩy thai dù chỉ phạm một chút sai lầm. Vậy nên hãy cùng Nàng Yến khám phá nhóm thực phẩm bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con và nên kiêng kỵ những gì qua bài viết sau đây nhé!

Quá trình phát triển của thai nhi 12 tuần đầu tiên
Ngay sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, quá trình phát triển của thai nhi diễn ra mạnh mẽ và thần tốc trong bụng mẹ qua từng ngày. Dưới đây là một vài đặc điểm chính của mỗi tuần trong thai kỳ đầu tiên:
Tuần 1 và 2: Chuẩn bị mang thai
Lúc này thực ra chưa có sự thụ tinh nào diễn ra. Nên chưa tính là thai kỳ.
Tuần 3: Thụ thai
Trứng được thụ tinh để tạo thành hợp tử ở vòi trứng (fallop). Lúc này có thể có 1 trứng được thụ tinh hoặc nhiều trứng thụ tinh hoặc trứng được thụ tinh tách làm 2 nên sẽ có 1 hoặc nhiều hợp tử.
Hợp tử này sẽ mang 23 nhiễm sắc thể từ cha và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ. Nó bắt đầu quá trình phân chia mạnh mẽ để tạo thành túi phôi dâu đồng thời di chuyển theo vòi trứng đi vào tử cung.

Tuần 4: Làm tổ
Túi phôi phân bào và bám chặt vào thành tử cung. Nhóm tế bào bên ngoài túi phôi sẽ tạo thành nhau thai – Môi trường nuôi dưỡng thai nhi suốt 40 tuần. Còn nhóm tế bào bên trong túi phôi sẽ hình thành thai nhi.
Tuần 5: Nồng độ HCG tăng lên
Từ tuần này, nồng độ nội tiết tố HCG tăng lên mạnh mẽ nhằm ngừng quá trình rụng trứng, dừng chu kỳ kinh nguyệt và kích thích nhau thai phát triển. Do đó, que thử thai có tác dụng là nhờ sự thay đổi estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ.

Tuần 6: Ống thần kinh đóng lại
Như vậy là đã 4 tuần kể từ thời điểm thụ tinh, ống thần kinh ở lưng của thai nhi sẽ đóng lại. Não và tủy sống của em bé cũng được hình thành từ ống thần kinh. Giai đoạn này, tim và một số cơ quan nội tạng bắt đầu hình thành.
Các cấu trúc tế bào chuẩn bị cho sự hình thành của tai, mắt và các chồi – sau này là cánh tay của em bé cũng đã hình thành. Thân mình bé con lúc này có hình chữ C.
Tuần 7: Đầu thai nhi lớn lên
Trong tuần này, siêu âm sẽ thấy rõ phần đầu, não và mặt của em bé phát triển vượt bậc. Vùng lõm sau này hình thành lỗ mũi cũng rõ rệt hơn. Các chồi ở chi dưới cũng đã xuất hiện.

Tuần 8: Mũi nhỏ xinh đã hình thành
Ở tuần này, thai nhi đã dài 16mm, cổ, đầu và thân mình đã bắt đầu duỗi thẳng. Những bộ phận sau này hình thành mắt, tai đã nhìn thấy rõ ràng. Ngón tay đã xuất hiện và chi dưới có dạng mái chèo.

Tuần 9: Ngón chân xuất hiện
Mẹ có biết, ở tuần này, con đã có ngón tay, khuỷu tay và cánh tay rõ rệt. Ngón chân bắt đầu xuất hiện và mí mắt cũng được hình thành.

Tuần 10: Khuỷu tay thai nhi gập lại
Như vậy là đã 8 tuần sau khi thụ tinh, em bé đã lớn hơn rất nhiều với các ngón tay chân rõ ràng, không còn màng dính nữa. Dây rốn cũng rõ ràng hơn trên hình ảnh siêu âm, khuỷu tay của bé đã có thể gập lại. Lúc này, mắt và tai ngoài tiếp tục phát triển.

Tuần 11: Bộ phận sinh dục xuất hiện
Từ tuần này, mới bắt đầu được gọi là thai nhi. Mặc dù phần đầu còn rất lớn, chiếm 1/2 thân mình nhưng phần thân lại phát triển nhanh chóng thành hình dạng con người. Gương mặt của bé rõ ràng hơn, hai mắt di chuyển cách xa nhau, mí mắt nhắm lại. Gan bắt đầu sản xuất hồng cầu. Đồng thời tuần này bộ phận sinh dục ngoài của thai nhi đã phát triển.
Tuần 12: Hình thành móng tay
Tuần này, thai nhi nặng khoảng 14g và dài khoảng 54mm. Khuôn mặt trở nên rõ ràng hơn, ruột cũng hình thành trong bụng thai nhi, móng tay của bé xuất hiện và đặc biệt con đã có những cử động đầu tiên từ thời điểm này.
Trên đây là khái quát 12 tuần đầu tiên đầy nhạy cảm trong suốt thai kỳ dài 40 tuần. Thời gian đầu mang thai, bà bầu phải hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe và đặc biệt ở chế độ ăn uống, nhất là với chị em từng có tiền sử sẩy thai càng phải thận trọng hơn nhiều lần. Ở giai đoạn này, nhiều bà bầu thường xuyên mệt mỏi và thường đối mặt với chứng ốm nghén vô cùng kinh khủng. Vậy nên chăm sóc bà bầu 12 tuần đầu tiên cần rất nhiều chú ý.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến chế độ dinh dưỡng – 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con hi vọng sẽ giúp ích cho nhiều bạn trẻ sắp hoặc đang mang thai giai đoạn đầu.
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con?
Qua đặc điểm 12 tuần mang thai đầu tiên như trên có thể thấy ở giai đoạn này chỉ mới hình thành tế bào phôi thai và phân hóa những chức năng cơ bản nhất của cơ thể. Do đó, chị em không cần quá lo lắng ăn nhiều kcal hay nạp thật nhiều dưỡng chất. Chỉ cần chú ý đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển với một số nhóm chất cực kỳ quan trọng.
3 tháng đầu nên ăn gì để vào con, ăn gì giúp con phát triển tối ưu từ trong bụng mẹ đặc biệt là trí tuệ mà không khiến mẹ tăng cân vù vù? Hãy cùng tham khảo một số dưỡng chất tốt nhất cho bà bầu 12 tuần đầu tiên dưới đây bạn nhé!
1. Sữa
Sữa và chế phẩm từ sữa như sữa chua được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu cho thai nhi giai đoạn này. Sữa rất giàu canxi, vitamin D, protein, axit folic và chất béo tốt, do đó, mẹ nên bắt đầu uống sữa khi biết tin mình mang thai.

2. Thực phẩm giàu axit folic
Trong 3 tháng đầu, ống thần kinh của thai nhi phát triển trước tiên, cho nên bà bầu cần ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic (folate) để ngăn chặn những dị tật ống thần kinh. Chẳng hạn như cam, quýt, đậu Hà Lan, gạo, ngũ cốc, khoai lang.

3. Các loại thịt giàu chất đạm
Các loại thịt giàu đạm quen thuộc với chúng ta trong bữa ăn hàng ngày như thịt lợn nạc, thịt bò không những giàu chất đạm, năng lượng mà còn có nhiều vi khoáng chất quan trọng giúp thai nhi phát triển tối ưu ngay từ giai đoạn đầu, đó là vitamin B, sắt, kẽm và choline.

4. Các loại cá giàu omega-3
Cá là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, nó cũng ít chất béo nhưng lại chứa lượng axit béo omega-3 dồi dào, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và mắt của thai nhi thời kỳ đầu. Bà bầu nên ăn nhiều cá béo, nhất là cá hồi trong giai đoạn này nhé.

5. Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con mà lại mát da? Đó là Rau có lá màu xanh đậm
Rau lá màu xanh đậm như rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn và súp lơ xanh… chứa một lượng axit folic tuyệt vời và rất giàu chất xơ, là nguồn bổ sung tuyệt vời để giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và tốt cho não bộ của thai nhi.

6. Trái cây giàu vitamin C và quả mọng
Các loại trái cây họ cam quýt, táo và quả mọng không chỉ có hương vị thơm ngon, nghiêng về tính axit, có thể giảm bớt sự khó chịu nôn nao do ốm nghén mà còn rất ngon miệng, kích thích vị giác bà bầu. Về thành phần dinh dưỡng, nhóm trái cây này rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, tăng cường mạch máu và ngăn ngừa xuất huyết thai kỳ.

7. Ngũ cốc nguyên hạt, họ đậu và các loại hạt
Hầu hết trong nhóm ngũ cốc, họ đậu và các loại hạt, quả hạch đều giàu thành phần protein, chất béo, canxi, sắt, kẽm, beta carotin, vitamin B1, B2, B1, K,… có thể bổ sung đầy đủ những dưỡng chất tốt và lành mạnh cho thai nhi phát triển. Đặc biệt, chúng rất giàu axit béo omega-3 rất quan trọng trong hình thành não bộ của thai nhi.
Mẹ bầu nên đảm bảo ăn thường xuyên và đủ lượng những loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt bí, hạt hướng dương,… thường xuyên trong suốt thai kỳ.

8. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Vì sao bà bầu cần uống đủ nước? Bởi vì thời kỳ này lượng máu của mẹ sẽ tăng lên 45% so với bình thường để đủ máu đi nuôi thai nhi và phải bù nước cho em bé nữa. Hơn nữa, uống đủ nước sẽ giúp giảm nguy cơ táo báo và nhiễm trùng đường tiết niệu là hai triệu chứng hành hạ bà bầu nhiều nhất.
Không riêng gì bà bầu mà tất cả chúng ta đều phải bù đủ nước mỗi ngày. Tuy nhiên, với bà bầu lượng nước cần nạp đúng và đủ theo thể trạng sức khỏe của từng người. Thường sẽ được tính số ml/kg cân nặng. Theo khuyến cáo chung, mỗi phụ nữ mang thai nên uống khoảng 2,3 lít nước / ngày đã tính cả súp, cháo, canh, nước lọc và các loại nước khác.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Ngoài việc tìm hiểu mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con bà bầu cũng cần nắm rõ những loại thực phẩm nào nên hạn chế hoặc kiêng kỵ trong giai đoạn nhạy cảm này!
1. Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn
Ngay khi biết tin mình đang mang thai, chị em nên dẹp bỏ hết những gói mì, đồ ăn vặt thiếu lành mạnh, những đồ hộp, đồ ăn sẵn chỉ cần hâm lại trong lò vi sóng. Thay vào đó, hãy bắt đầu ăn những bữa ăn tươi được nấu ngay tại nhà để tránh nhiễm độc và hạn chế nạp vi khuẩn, chất độc hại vào người.

2. Phô mai mềm
Phô mai rất tốt cho bà bầu nhưng vì giai đoạn 3 tháng đầu tiên thai nhi còn quá mỏng manh, trong khi nhóm phô mai mềm lại chứa nhiều vi khuẩn, vậy nên tốt nhất là không ăn.
3. Thực phẩm sống, tái
Không chỉ trong 3 tháng đầu mà trong toàn bộ thai kỳ, bà bầu phải ăn đồ chín (đối với thịt, cá, hải sản, trứng,…), đồ hơi tái hoặc chưa chín kỹ cũng không được ăn vì chúng rất dễ nhiễm vi khuẩn, listeria, salmonella,… thậm chí là giun đũa cũng sẽ ảnh hưởng tệ đến sức khỏe của thai nhi.

4. Đồ uống có cồn, caffein, nước ngọt có gas
Rươu, bia và đồ uống có cồn có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Trong khi caffeine dư thừa lại khiến bà bầu thiếu ngủ, mất ngủ, khó chịu, căng thẳng và dễ bị sẩy thai.

5. Hải sản
Những tuần đầu tiên, ống thần kinh và não bộ, tủy sống của thai nhi phát triển trước. Giai đoạn này, mẹ nên tránh ăn hải sản vì chúng chứa nhiều thủy ngân có thể dẫn đến tổn thương não và làm chậm các mốc phát triển của em bé. Đặc biệt hạn chế hoặc tốt nhất không ăn cá kiếm, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích và động vật có vỏ sống.
6. Dứa và đu đủ
Dứa có một chất gọi là bromelain có khả năng làm mềm cổ tử cung nên dễ dẫn đến chuyển dạ hoặc sinh non. Vậy nên hãy tránh ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đu đủ dù chín, vừa chín hay đu đủ xanh đều chứa mủ, chất có thể gây co thắt chuyển dạ và sinh non. Vậy nên mặc dù đu đủ chín có một lượng dinh dưỡng tốt nhưng cũng không nên ăn vào giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và toàn bộ thai kỳ cũng nên hạn chế ăn đu đủ mẹ nhé!

Một số lưu ý dành cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Bên cạnh quan tâm mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con mẹ cũng cần lưu ý đây là thời kỳ thai nhi vừa mới hình thành, còn đang phát triển, chưa có sự ổn định, do đó để chăm sóc tốt nhất cho em bé tí hon, bạn cần chú ý những vấn đề quan trọng sau đây:
– Hiểu rõ dấu hiệu mang thai, ra máu thai kỳ, ngộ độc thai nghén
– Khám thai lần đầu tiên kịp thời, đúng và đủ.
– Thực hiện khám sàn lọc tuần 12 để sớm phát hiện các dị tật và có hướng can thiệp phù hợp; khám sàn lọc tuyến giáp của mẹ để đảm bảo hạn chế nguy hiểm trong quá trình mang thai và sinh nở.
– Bà bầu cũng phải tiếp thu kiến thức về chảy máu âm đạo bình thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để sớm kịp thời can thiệp giữ thai.
– Bổ sung các loại vitamin và thuốc bổ: Nếu trước mang bà bầu có sự chuẩn bị uống sẵn vitamin tổng hợp và đặc biệt là nhóm axit folic thì quá tốt, còn không, bắt đầu vào thai kỳ bạn sẽ được uống sắt – bắt buộc và các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
– Về chế độ dinh dưỡng: Lời khuyên từ các chuyên gia luôn là đa dạng và cân đối, không kiêng cử quá mức hoặc ăn uống vô độ một nhóm nào đó đều là bất hợp lý.

Ngoài ra,
– Hạn chế hoặc không vận động mạnh giai đoạn đầu mang thai, bà bầu nên tạm dừng việc chạy bộ, tập gym, bê vác đồ nặng, làm việc kiệt sức, đi lại quá mạnh hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột….
– Không nên tiếp xúc với hóa chất như mùi sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm,…
– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (với bất cứ loại thuốc nào bạn định uống).
– Và một điều cực kỳ quan trọng, hãy giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng bằng những lời tâm sự với ông xã, một vài lần đi chơi thư giãn hay đọc sách, nghe nhạc hay bất cứ thứ gì làm bạn vui vẻ. Bởi vì, những tháng ngày trong bụng mẹ, thai nhi không chỉ sống nhờ dinh dưỡng mà còn nhờ cảm xúc của mẹ nữa.
Mang thai 3 tháng đầu có ăn yến sào được không?
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? Trong khi yến sào rất dễ ăn, giàu dinh dưỡng lại lành tính và phù hợp với mọi đối tượng. Vậy mang thai 3 tháng đầu có ăn yến sào được không?
Trước tiên, xét về thành phần dinh dưỡng, khoa học đã chứng minh trong thành phần yến sào chứa 50 – 60% protein, 18 loại axit amin và 31 vi khoáng chất, carbohydrat và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chúng đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hình thành, phát triển và tái tạo tế bào, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, bà bầu sử dụng yến sào đúng cách sẽ tạo đà cho sự phát triển khỏe mạnh, vượt trội ngay từ những giai đoạn đầu tiên của em bé.

Yến sào tốt như vậy nhưng mang thai 3 tháng đầu có ăn yến sào được không?
Hiện nay, chưa có công bố khoa học về vấn đề này, tuy nhiên trong Đông Y lại khuyên rằng bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn yến bởi yến sào có tính hàn, không tốt cho phụ nữ đang mang thai. Thực ra, 3 tháng đầu thai kỳ là lúc những cơn ốm nghén hành hạ mẹ, ăn uống gì cũng không hấp thu nên dù có ăn yến cũng không có quá nhiều tác dụng đối với thai nhi.
Từ tháng thứ 4 trở đi, khi em bé đã khỏe mạnh và ổn định, thể trạng của mẹ tốt dần lên thì có thể bắt đầu dùng yến sào để tẩm bổ cho hai mẹ con, bù đắp lại sức lực và dinh dưỡng.
Một số lưu ý cho bà bầu khi dùng yến, đó là:
- Không uống nước yến / yến hũ công nghiệp vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng yến không cao, không đảm bảo dinh dưỡng và có tiềm ẩn nguy cơ tiểu đường thai kỳ, chưa kể đến chất bảo quản và những nguyên liệu không tốt cho bà bầu khác.
- Nếu quá mệt mỏi hoặc bận rộn không có thời gian chế biến, chị em có thể chọn sản phẩm yến tươi chưng sẵn tại cơ sở chế biến uy tín, không chất bảo quản, không đường hóa học sẽ đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho thai nhi.
- Đối với bà bầu, nên dùng tổ yến nguyên tổ tinh chế để dễ dàng chế biến đa dạng món ăn bổ dưỡng như cháo bồ câu tổ yến, chè yến hạt sen, yến chưng táo đỏ,… để thay đổi khẩu vị và tận hưởng thành phần yến nhiều nhất, nguyên chất, thơm ngon và tránh hàng giả, đảm bảo an toàn trong giai đoạn bầu bí nhạy cảm.

Gợi ý nơi mua yến đang được rất nhiều bà bầu tin dùng:
Nàng Yến với hơn 8 năm kinh nghiệm nuôi yến nhà với quy trình nuôi và chế biến yến sào chất lượng, đã được kiểm chứng bởi cơ quan thẩm quyền, đã được sự tin tưởng của hàng ngàn khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc.
Trụ sở chính của Nàng Yến đặt tại TP.HCM, với sản phẩm yến tươi chưng cách thủy giao ngay trong vòng 2-4 giờ – nội thành Sài Gòn, bà bầu sẽ được tận hưởng những món yến thơm lừng, cực kỳ bổ dưỡng và siêu an toàn, siêu yên tâm. Đa dạng hương vị để chị em lựa chọn, phù hợp thay đổi khẩu vị trong thời gian mang thai vất vả.
Ngoài ra, nếu chị em có thời gian tự chế biến, hãy tham khảo các sản phẩm yến nguyên tổ thượng hạng tại Nàng Yến để có lựa chọn tốt nhất cho mình và bé cưng bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: