NGƯỜI BỊ UNG THƯ CÓ NÊN ĂN YẾN SÀO KHÔNG ?

UNG THU CO NEN DUNG YEN SAO

Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?

Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không? Những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động. Có đến 50 – 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 20% người bệnh ung thư chết do suy dinh dưỡng nặng.

Do đó, người bệnh ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn. Yến sào được biết đến là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và rất tốt đối với những người mới ốm dậy hoặc có thể trạng yếu.

Nhưng liệu người bệnh ung thư có ăn được yến sào hay không là thắc mắc của rất nhiều người. Hôm nay Nàng Yến sẽ cùng bạn tìm hiểu.

Yến sào tốt cho các bệnh nhân ung thư
Yến sào tốt cho các bệnh nhân ung thư

BẢN CHẤT CỦA BỆNH UNG THƯ

Ung thư là tình trạng bất thường của tế bào, khi chúng bắt đầu phát triển và phân chia không kiểm soát trong cơ thể. Những tế bào này có thể xâm chiếm các bộ phận khác trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

Ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể và được phân loại dựa trên loại tế bào ban đầu. Điều trị ung thư thường bao gồm phẫu thuật, điều trị bằng tia X và hóa trị, hoặc một kết hợp của các phương pháp này.

Ung thư có các đặc trưng : 

  1. Sinh sản tế bào vô độ
  2. Xâm lấn phá hoại các tổ chức xung quanh
  3. Di căn đến nơi khác

Đặc trưng bệnh ung thư - Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?
Đặc trưng bệnh ung thư – Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?

Cơ chế gây ung thư :

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư, bao gồm di truyền, tác động từ môi trường, chế độ ăn uống kém, tiếp xúc với chất độc, hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với tia cực tím và một số bệnh liên quan. Những yếu tố này gây ra biến đổi gen, dẫn đến sự thay đổi ADN và quá trình phân chia tế bào không bình thường.
Khi xảy ra biến đổi gen, không định hướng được chức năng đúng đắn. Các tế bào bất thường này có thể phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào các mô lân cận, di căn đến các cơ quan khác, tránh chết tự nhiên và chống lại các yếu tố giúp tế bào phát triển bình thường.
Dễ hiểu hơn, ung thư là do nhiều nguyên nhân khác nhau kết hợp lại, gây ra sự thay đổi trong cấu trúc và chức năng của tế bào. Những tế bào bất thường này không chỉ phát triển nhanh chóng mà còn lan rộng sang các bộ phận khác trong cơ thể, gây ra biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.

Cơ chế gây ung thư - Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?
Cơ chế gây ung thư – Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không?

NGƯỜI BỆNH UNG THƯ CÓ NÊN SỬ DỤNG YẾN SÀO

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Hindawi.com – một tạp chí uy tín trên thế giới về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y học đã chỉ ra ăn yến sào hoàn toàn không làm tăng sinh tế bào ung thư.

Cụ thể hơn các nhà khoa học đã cùng làm thực nghiệm trên 2 loại tế bào một loại là tế bào thường, một loại là tế bào đã mắc ung thư. Kết quả cho thấy tổ yến chỉ có tác dụng tăng sinh tế bào thường, hoàn toàn không có tác dụng lên tế bào mang bệnh ung thư. Điều này khẳng định yến sào hoàn toàn an toàn với người mang bệnh ung thư.

Thêm vào đó còn có nghiên cứu (xem nghiên cưu) khẳng định chiết xuất tổ yến thúc đẩy sự phát triển của tế bào gốc mỡ nhân (hADSCs) bằng cách tăng sản xuất IL-6 và VEGF thông qua kích hoạt các đường dẫn tế bào quan trọng như MAPK và NF-κB. Điều này cho thấy khả năng ứng dụng của EBNE trong việc cải thiện khả năng tự tái sinh và tăng trưởng của tế bào gốc, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực y học tái tạo.

TÁC DỤNG CỦA YẾN SÀO ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học NCBI – (National Center for Biotechnology Information);– viện y tế quốc gia Hoa Kì đã kết luận rằng:

Yến sào làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây nên. Các cơ chế cơ bản là Yến sào đã tham gia vào sự gia tăng;và kích hoạt các tế bào B-cell và sự tiết ra các kháng thể của tế bào. Kết quả cho thấy tiêu thụ yến sào trong 30 ngày; có thể làm giảm sự ức chế miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu. Vì vậy, chúng tôi kết luận và gợi ý rằng yến sào có thể được sử dụng như là một liệu pháp bổ trợ để giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu.”

Trong thành phần của yến sào có thứ hơn 18 loại các acid amin, giàu protein, hàm lượng các vitamin và khoáng chất khác như serine, tyrosine, aspartic, phenylalanine … Đặt biệt là axít Sialic cũng rất cao. Axit sialic Giúp ngăn cản và giúp tế bào miễn dịch phát hiện ra tế bào xấu và tiêu diệt – Xem thêm video để hiểu thêm về cơ chế này.

Video : xem Acide sialic gắn trên màng tế bào, nó có tác dụng rất quan trọng nhiều hoạt động sống của tế bào và bảo vệ bạn khỏi tế bào ung thư 

Ngoài ra

Với người bệnh ung thư phải trải qua quá trình xạ trị gây nhiều đau đớn, suy giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu làm suy giảm sức đề kháng, suy giảm chuyển hóa gây khó cầm máu khi có vết thương lớn.

Trong tổ yến  có chứa axit aspartic có tác dụng trong việc tăng trưởng các mô cơ, tái tạo tế bào từ đó có thể giúp nhân đôi lượng hồng cầu, phần nào cân bằng lại lượng hồng cầu đã mất.

Người bệnh ung thư còn rất hay gặp phải triệu chứng buồn nôn, khô miệng, lỡ miệng, khó nuốt, sụt cân làm giảm cảm giác thèm ăn. Yến sào lúc này sẽ là lựa chọn thông minh bởi yến sào có tác dụng kích thích vị giác, làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Sợi yến mềm sẽ dễ dùng hơn với người bệnh. Sử dụng yến đều đặn giúp người bệnh hấp thu tối đa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng tái tạo tế bào, tăng sức đề kháng của cơ thể. Với chế độ ăn uống và luyện tập nghỉ ngơi hợp lý, bệnh nhân sẽ dần ổn định lại sức khỏe.

Yến chưng đường phèn - Thương hiệu Nàng Yến
Yến chưng đường phèn – Thương hiệu Nàng Yến

MỘT SỐ THÀNH PHẦN TRONG YẾN SÀO GIÚP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN 

1. Protein :

Là một thành phần quan trọng trong việc cấu tạo cơ của cơ thể. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương, chống nhiễm trùng, và tăng cường sức khỏe của người bệnh khi điều trị ung thư. Với tỷ lệ lên đến 55% trọng lượng của yến, nó là một nguồn bổ sung protein tuyệt vời cho bệnh nhân ung thư.

2. Hàm lượng acid aspartic :

Trong tổ yến khá cao chiếm tới 4,69%. Aspartic acid là hoạt chất giúp tăng tái tạo các tế bào mô, cơ và da bị tổn thương trong khi điều trị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, nó còn sản xuất các globulin miễn dịch và các kháng thể giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn khỏe mạnh, giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.

3. Cysteine và phenylalanine :

Là hai acid amin thiết yếu không thể thay thế được đối với sức khỏe con người. Chúng có tác dụng tăng cường trí nhớ hiệu quả và giúp hấp thụ vitamin D vào cơ thể thông qua ánh nắng mặt trời, tăng cường gắn canxi vào xương, giúp xương khớp khỏe mạnh hơn và giảm tác dụng phụ trên xương do trị xạ, hóa chất khi điều trị ung thư.

4. Yến chứa lượng lớn thành phần hoạt chất proline :

Chiếm tới 5,27% khối lượng của yến. Proline có tác dụng tăng cường tái tạo các tế bào da, mô và cơ bị tổn thương trong quá trình điều trị ung thư.

5. Glucosamine :

Là một thành phần khác trong yến có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp, đặc biệt là với các bệnh nhân sau khi điều trị xạ trị hay hóa trị, khi sụn khớp bị phá hủy

CÁCH DÙNG TỔ YẾN CHO NGƯỜI UNG THƯ

Cơ thể của bệnh nhân ung thư thường rất yếu, thường xuyên có triệu chứng buồn nôn, chán ăn và bị giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Để người bệnh dễ sử dụng ta nên sử dụng phương pháp chưng yến cùng một số loại thảo mộc như táo đỏ, kỳ tử, nhân sâm, gừng,.. và đặc biệt là hạt sen để giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Khi chưng ta nên chưng yến mềm hơn để người bệnh dễ nuốt. Cách dùng tổ yến cho người bệnh ung thư.Ta nên sử dụng 3 – 5 gram yến/lần, mỗi tuần 3 lần và không nên dùng chung với các loại thịt đỏ (như thịt heo, thịt bò,…).

Nên cho người bệnh dùng yến vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc 1 giờ trước khi đi ngủ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra để giúp người bệnh luôn thoải mái nên lên kế hoạch cho một chế độ tập luyện, ăn uống phù hợp để giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe từ đó chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Yến tinh chế - Thương hiệu Nàng Yến
Yến tinh chế – Thương hiệu Nàng Yến

Nàng Yến hy vọng Bài viết : Người bị ung thư có nên ăn Yến Sào không? này cung cấp thông tin hữu ích cho quý vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổ yến
Yến chưng tươi
Quà tặng DN
Liên hệ